Diễn biến Hội nghị và nội dung chính Hiệp định Geneva

VOV.VN -Trải qua 60 năm, Hiệp định Geneva đình chiến sự ở Việt Nam vẫn có ý nghĩa thời sự to lớn về đấu tranh ngoại giao

Hiệp định Geneva  về đình chiến sự ở Việt Nam được ký tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 20/7/1954. Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên, với sự tham dự của 5 cường quốc thế giới, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cùng hai nước Lào và Campuchia.

Việc ký Hiệp định này là một dấu mốc quan trọng, một thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, mở ra giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam tiến tới hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu (ngồi bên phải), phái đoàn VNDCCH và tướng Pháp Henri Delteil, Quyền tổng Tư lệnh lực lượng Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, phái đoàn Pháp ký Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Hội nghị Geneva trải qua 75 ngày với 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp Trưởng đoàn. Hội nghị thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (từ 8/5/1954 đến 19/6/1954)

Ngoài việc trao đổi chương trình nghị sự, các Đoàn trình bày lập trường của mình về giải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương.

Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu yêu cầu phải có đại diện kháng chiến Lào và Campuchia tham dự. Ngày 10/5/1954, ông Phạm Văn Đồng phát biểu, đưa ra lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân sự và chính trị, giải quyết đồng thời cả ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia. Ông Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào. Quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương là cơ sở quan trọng nhất cho chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ lập trường của Việt Nam.

Ngày 25/5/1954, trong phiên họp hẹp, ông Phạm Văn Đồng đưa ra 2 nguyên tắc cho vấn đề đình chiến: (1) Ngừng bắn hoàn toàn trên toàn cõi Đông Dương, (2) Điều chỉnh vùng trong mỗi nước, trong từng chiến trường trên cơ sở đất đổi đất để mỗi bên có những vùng hoàn chỉnh tương đối rộng lớn thuận lợi cho quản lý hành chính và hoạt động kinh tế. Đại diện các bộ tư lệnh có liên quan nghiên cứu tại chỗ những biện pháp ngừng bắn để chuyển tới Hội nghị xem xét và thông qua.

Ngày 27/5/1954, Đoàn Pháp đồng ý lấy đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm cơ sở thảo luận về đề nghị đại diện của hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva để nghiên cứu việc chia ranh giới những khu vực tập trung quân ở Đông Dương. Cùng ngày, Đoàn Trung Quốc đưa ra 6 điểm về vấn đề quân sự như ngừng bắn hoàn toàn và cùng một lúc ở ba nước Đông Dương, thành lập Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm các nước trung lập nhưng chưa đề cập tới mặt chính trị của giải pháp.

Ngày 29/5/1954, sau 4 phiên họp toàn thể và 8 phiên họp cấp Trưởng đoàn, Hội nghị Geneva ra quyết định: (1) Ngừng bắn toàn diện và đồng thời, (2) Đại diện hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva để bàn về bố trí lực lượng theo thỏa thuận đình chiến bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội ở Việt Nam.

Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 đến 10/7/1954)

Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, chỉ có Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ở lại. Các quyền Trưởng đoàn tổ chức các cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt – Pháp. Các cuộc họp chủ yếu bàn các vấn đề tập kết, chuyển quân, thả tù binh, đi lại giữa hai miền.

Tuy nhiên, các cuộc họp hẹp ở Geneva trong giai đoạn này không có tiến triển gì đáng kể.

Quang cảnh Hội nghị Geneva. (Nguồn: TTXVN)
Giai đoạn 3 (từ 11 đến 21/7/1954): Nối lại các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng.

Trong 10 ngày cuối của Hội nghị Geneva đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn. Các phiên họp chủ yếu thông qua các văn kiện, kể các điều khoản thi hành Hiệp định. Cuối cùng là phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị.

Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Pháp đàm phán rất gay go về phân chia vĩ tuyến (Đoàn ta nêu vĩ tuyến 16 vì ta muốn làm chủ đường 9 về Savanakhet đi Quảng Trị là con đường duy nhất cho Lào đi ra biển, Đoàn Pháp nêu vĩ tuyến 18); về thời hạn tổ chức tổng tuyển cử và các điều khác của Hiệp định, đặc biệt là Hiệp định về Campuchia phải ký vào sáng 21/7/1954.

Ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneva về hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc. Hội nghị thông qua các văn kiện.

·        Các văn bản được ký kết tại Hội nghị

-         Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia;

-         Một bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị;

-         Hai bản tuyên bố riêng của Đoàn Mỹ và Đoàn Pháp ngày 21/7/1954;

-         Các công hàm trao đổi giữa Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Mendes France.

·        Những thỏa thuận đạt được tại Hội nghị

Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia:

-         Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn viện lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

-         Đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương.

-         Pháp rút quân khỏi lãnh thổ ba nước. Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào và Campuchia.

-         Không có căn cứ nước ngoài và không liên minh quân sự với nước ngoài.

-         Tổng tuyển cử ở mỗi nước.

-         Không trả thù những người hợp tác với đối phương.

-         Trao trả tù binh và người bị giam giữ.

-         Thành lập Ủy ban liên hợp kiểm soát và giám sát quốc tế.

·        Thỏa thuận riêng với mỗi nước, trong đó, các Hiệp định liên quan đến Việt Nam

Gồm 4 nội dung chính:

-         Những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời gian 300 ngày; chuyển giao khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả quân nhân hai bên tham chiến.

-         Những điều khoản về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam: Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (Sông Bến Hải), vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không coi là ranh giới chính trị hay lãnh thổ, cấm tăng viện nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam, cấm xây dựng căn cứ quân sự mới, cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào, cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ một chính sách quân sự nào.

-         Những điều khoản chính trị: Vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, Hiệp thương hai miền vào tháng 7/1955, tổng tuyển cử tháng 7/1956, tự do chọn vùng sinh sống trong khi chờ đợi, không khủng bổ, trả thù hay phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.

-         Những điều khoản quy định việc tổ chức thi hành Hiệp định: Ủy ban kiểm soát liên hợp, Ủy ban giám sát quốc tế trung lập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm – 40 năm nhìn lại
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm – 40 năm nhìn lại

Tác phẩm “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” là một tác phẩm sử thi hoành tráng kinh điển đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam 

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm – 40 năm nhìn lại

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm – 40 năm nhìn lại

Tác phẩm “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” là một tác phẩm sử thi hoành tráng kinh điển đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam 

Triển lãm tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp
Triển lãm tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp

VOV.VN -Thời chống Pháp, cuộc chiến của người họa sĩ không phải ngoài chiến tuyến mà diễn ra đằng sau giá vẽ với hàng trăm bức tranh cổ động.

Triển lãm tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp

Triển lãm tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp

VOV.VN -Thời chống Pháp, cuộc chiến của người họa sĩ không phải ngoài chiến tuyến mà diễn ra đằng sau giá vẽ với hàng trăm bức tranh cổ động.

Người Việt ở Ukraine kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Người Việt ở Ukraine kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Các đại biểu đã cùng sống lại với những thời khắc hào hùng của dân tộc trong buổi lễ mít tinh được tổ chức trọng thể.

Người Việt ở Ukraine kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người Việt ở Ukraine kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Các đại biểu đã cùng sống lại với những thời khắc hào hùng của dân tộc trong buổi lễ mít tinh được tổ chức trọng thể.

Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp
Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp

(VOV) -Bản Đung là 1 trong 14 địa điểm mà VOV đã ở và làm việc trong thời gian kháng chiến chống Pháp.

Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp

Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp

(VOV) -Bản Đung là 1 trong 14 địa điểm mà VOV đã ở và làm việc trong thời gian kháng chiến chống Pháp.

Vì sao Pháp đã thua ở Điện Biên Phủ?
Vì sao Pháp đã thua ở Điện Biên Phủ?

VOV.VN - Đây là câu hỏi đeo đẳng một Đại tá Pháp, từng tham chiến tại Điện Biên Phủ, trong 60 năm qua.

Vì sao Pháp đã thua ở Điện Biên Phủ?

Vì sao Pháp đã thua ở Điện Biên Phủ?

VOV.VN - Đây là câu hỏi đeo đẳng một Đại tá Pháp, từng tham chiến tại Điện Biên Phủ, trong 60 năm qua.

Truyền thông thế giới ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ
Truyền thông thế giới ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Các tờ báo đều coi chiến thắng Điện Biên Phủ là cột mốc quan trọng trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Truyền thông thế giới ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông thế giới ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Các tờ báo đều coi chiến thắng Điện Biên Phủ là cột mốc quan trọng trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Những tài liệu về Điện Biên Phủ chưa từng công bố
Những tài liệu về Điện Biên Phủ chưa từng công bố

VOV.VN -Những tài liệu về Điện Biên Phủ lần đầu được công bố góp phần làm sáng tỏ hoàn cảnh đất nước trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt.

Những tài liệu về Điện Biên Phủ chưa từng công bố

Những tài liệu về Điện Biên Phủ chưa từng công bố

VOV.VN -Những tài liệu về Điện Biên Phủ lần đầu được công bố góp phần làm sáng tỏ hoàn cảnh đất nước trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt.

Anh Văn qua ký ức của nữ bác sỹ những ngày đầu chống Pháp
Anh Văn qua ký ức của nữ bác sỹ những ngày đầu chống Pháp

VOV.VN -Bà bảo, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cuộc đời mình là được phục vụ quân đội, được chăm sóc sức khoẻ cho "anh Văn".

Anh Văn qua ký ức của nữ bác sỹ những ngày đầu chống Pháp

Anh Văn qua ký ức của nữ bác sỹ những ngày đầu chống Pháp

VOV.VN -Bà bảo, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cuộc đời mình là được phục vụ quân đội, được chăm sóc sức khoẻ cho "anh Văn".

Xúc động và tự hào Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Xúc động và tự hào Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN -"Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ rất tuyệt vời. Tôi rất xúc động và tự hào".

Xúc động và tự hào Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xúc động và tự hào Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN -"Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ rất tuyệt vời. Tôi rất xúc động và tự hào".

Trận chiến Điện Biên Phủ dưới góc nhìn nhân văn
Trận chiến Điện Biên Phủ dưới góc nhìn nhân văn

VOV.VN -Ba nhà sử học Việt Nam, Pháp và Canada cùng một nhà báo Việt Nam đã thảo luận để tìm ra sự thật khách quan về trận Điện Biên Phủ.

Trận chiến Điện Biên Phủ dưới góc nhìn nhân văn

Trận chiến Điện Biên Phủ dưới góc nhìn nhân văn

VOV.VN -Ba nhà sử học Việt Nam, Pháp và Canada cùng một nhà báo Việt Nam đã thảo luận để tìm ra sự thật khách quan về trận Điện Biên Phủ.