Đối thoại đa chủ thể giải quyết khiếu nại phát sinh từ thu hồi đất

Mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất cho thấy việc giải quyết khiếu nại cho người dân tốt hơn.

PV: Ông đánh giá thế nào về thực hiện mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất ở Việt Nam?

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng: Đối thoại đa chủ thể là một loại đối thoại mới. Dự án thí điểm này với sự tham gia trung gian của Hội Luật gia Việt Nam, tôi thấy mang tính thiết thực hơn với cả người dân và chính quyền.

Trong khiếu kiện đất đai, thường tranh chấp giữa một bên là người dân có đất bị thu hồi và một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giao đất và thu hồi đất. Và pháp luật quy định rõ các mức đền bù, hỗ trợ. Cho nên có thể nói, qua thí điểm ở 3 địa phương với 11 vụ việc cụ thể, tôi thấy hiệu quả rất rõ rệt tạo được tiếng nói chung giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại, mang lại lợi ích chung ở cả 3 khía cạnh: đối với người dân quyền và lợi ích của mình được bảo đảm và hiểu biết thêm về pháp luật vì khi người dân khiếu nại có thể do thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, nhưng cũng có thể do chưa hiểu biết pháp luật.

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng. (Ảnh:V.Hà) .

Như vậy, người dân vừa được lợi ích cụ thể, vừa được nhận thức pháp luật tốt lên. Về mặt lợi ích công thì chúng ta thấy rõ, kinh tế - xã hội phát triển, ổn định tình hình. Thứ ba, đối với các dự án thu hồi đất để đầu tư, thì nhà đầu tư cũng được lợi vì tiếp cận đất đai sớm hơn, triển khai dự án đúng yêu cầu, không bị chậm chễ, trì hoãn, phát sinh thêm chi phí. Thông qua mô hình này, rõ ràng, việc giải quyết khiếu nại tốt hơn.!

PV: Thực tế, thủ tục đối thoại trong giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng đã được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện vẫn hình thức, nặng việc giải thích pháp luật, và yêu cầu chấp hành pháp luật nhiều hơn?

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu là đối thoại song phương giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại. Người khiếu nại thì bao giờ cũng mong muốn có được lợi ích tối đa.

Còn người bị khiếu nại còn gánh trên vai trách nhiệm là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư. Nên có thể song phương không đi đến được kết quả. Nhưng đối thoại đa chủ thể được coi là được đối thoại đa phương với sự tham gia của người trung gian, đặc biệt nếu lựa chọn được những người trung gian có uy tín, có kiến thức pháp luật, trải nghiệm quản lý hành chính và được các cơ quan nhà nước, nhân dân tín nhiệm cả thì tiếng nói của họ bao giờ cũng có tính thuyết phục cao hơn, tính thiết thực tốt hơn, tránh hình thức trong đối thoại song phương.

PV: Đối thoại đa chủ thể không được quy định trong luật khiến nhiều người lo ngại không mang tính ràng buộc, các bên không thực hiện kết quả từ đối thoại đa chủ thể, thưa ông?

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng: Trước hết phải khẳng định rằng, đối thoại đa chủ thể không trái với các quy định của pháp luật, mà lại phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ là cả hệ thống chính trị phải tham gia vào việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, lợi ích của nhà nước. Vì đây là vì lợi ích chung, cá nhân tôi cho rằng cần phải khuyến khích, cần phải nhanh chóng nghiên cứu, xác lập thành những quy định, cơ chế, được pháp luật bảo hộ, đồng thời xác định trách nhiệm của các bên tham gia đối thoại đa chủ thể.

PV: Từ kết quả thực hiện thí điểm mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất, Hội Luật gia Việt Nam đề xuất một số gợi mở về chính sách như sửa đổi pháp luật về khiếu kiệnvà hoàn thiện pháp luật về đất đai. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng: Các đề xuất của Hội Luật gia Việt Nam chúng tôi hoàn toàn ủng hộ như cần phải đề xuất với Thủ tướng ban hành một văn bản để xác định nội dung, phương thức tham gia của Trung ương Hội Luật gia, trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc giải quyết khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất và việc Thanh tra Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan là có thể làm được ngay trong việc hướng dẫn trình tự thủ tục tiến hành đối thoại đa chủ thể. Thanh tra Chính phủ có thể nghiên cứu, tiến hành để ban hành ngay trong năm 2015.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Những năm gần đây, các khiếu kiện phát sinh từ việc thu hồi đất của người dân để thực hiện mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra trên phạm vi toàn quốc khá phổ biến. 

Trên thực tế, vì có một số lý do khác nhau nên trong nhiều trường hợp cụ thể, việc thu hồi đất của Nhà nước chưa được người dân đồng tình ủng hộ, thậm chí có những trường hợp người dân phản ứng mạnh mẽ.

Để góp phần duy trì ổn định xã hội, giảm thiểu các khiếu kiện nói trên, từ tháng 11/2013 đến nay, Trung ương Hội Luật gia, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ châu Á, đã triển khai nghiên cứu và thực hiện thí điểm Mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại
Tăng cường tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại

VOV.VN - Nhìn chung, thời gian qua công tác xử lý đơn thư tiếp tục được quan tâm. Việc theo dõi kết quả giải quyết sau khi chuyển đơn có tiến bộ.

Tăng cường tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại

Tăng cường tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại

VOV.VN - Nhìn chung, thời gian qua công tác xử lý đơn thư tiếp tục được quan tâm. Việc theo dõi kết quả giải quyết sau khi chuyển đơn có tiến bộ.

Tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở
Tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở

VOV.VN -Liên đoàn Luật sư Việt Nam khẳng định mỗi luật sư sẽ đảm bảo tối thiểu 8 giờ/năm tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân

Tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở

Tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở

VOV.VN -Liên đoàn Luật sư Việt Nam khẳng định mỗi luật sư sẽ đảm bảo tối thiểu 8 giờ/năm tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân

Phải tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo kéo dài
Phải tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo kéo dài

VOV.VN -Phó Thủ tướng yêu cầu, đẩy mạnh đối thoại theo hướng công khai, dân chủ nhằm tạo sự đồng thuận

Phải tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo kéo dài

Phải tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo kéo dài

VOV.VN -Phó Thủ tướng yêu cầu, đẩy mạnh đối thoại theo hướng công khai, dân chủ nhằm tạo sự đồng thuận

Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Có nơi còn buông lỏng
Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Có nơi còn buông lỏng

VOV.VN- Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tiếp công dân, hạn chế khiếu nại, tố cáo kéo dài.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Có nơi còn buông lỏng

Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Có nơi còn buông lỏng

VOV.VN- Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tiếp công dân, hạn chế khiếu nại, tố cáo kéo dài.

MTTQ sẽ làm tốt hơn công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo
MTTQ sẽ làm tốt hơn công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo

VOV.VN - Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa MTTQ với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

MTTQ sẽ làm tốt hơn công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo

MTTQ sẽ làm tốt hơn công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo

VOV.VN - Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa MTTQ với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao