Hội đồng Dân tộc của Quốc hội giám sát tại Lạng Sơn

(VOV) -Qua giám sát cho thấy, việc đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất khiêm tốn.

Thực hiện kế hoạch giám sát năm 2013, Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội đã thành lập 5 Đoàn giám sát tình hình triển khai và kết quả 6 năm thực hiện đầu tư ở địa bàn đặc biệt khó khăn được quy định tại điều 27 và 28 của Luật Đầu tư. 

Từ ngày 11-13/3, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội- Ksor Phước làm trưởng đoàn, tổ chức giám sát tại tỉnh Lạng Sơn.

Trừ thành phố Lạng Sơn thì cả 10 huyện của tỉnh Lạng Sơn đều thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư, trong đó có 7 huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn là: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Bình Gia.

Qua 6 năm thực hiện, Lạng Sơn đã có 140 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng; trong đó mới có 53 dự án của các doanh nghiệp cả Nhà nước và tư nhân đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn với tổng số vốn đã đầu tư đạt gần 4000 tỷ đồng.

Giám sát thực tế của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tại 2 huyện Bình Gia và Đình Lập cho thấy, số lượng dự án đầu tư ở hai địa phương này không vượt quá con số 7, quy mô rất nhỏ, chủ yếu là khai thác thế mạnh của địa phương, như trồng rừng, sản xuất chè, khai thác than, thủy điện nhỏ; tổng số lao động địa phương ở các doanh nghiệp không đáng kể; mức đóng góp vào ngân sách địa phương của hai huyện không lớn; tỷ lệ hộ nghèo của hai huyện vẫn còn cao, từ 44 đến 54%.

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội –Ksor Phước, Trưởng đoàn giám sát kết luận: Trải qua 6 năm thực hiện Luật Dầu tư, đặc biệt là ở điều 28 khuyến khích đầu tư các vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn đã giải quyết, đáp ứng được nhu cầu cả 3 đối tượng. Đó là với doanh nghiệp đã có phần lợi nhuận; đã giải quyết được lực lượng lao động; yêu cầu  phát triển của xã hội, tăng thu thêm ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp không lớn, sự phát triển của 7 huyện nghèo nhất có tác động mạnh tới giảm nghèo là do đầu tư công, xuất phát từ  vốn đầu tư công của Nhà nước thể hiện qua các chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện trên địa bàn của tỉnh; còn vai trò của doanh nghiệp  tham gia vào đây chưa đáng kể.

Việc đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn còn rất khiêm tốn. Khó khăn thách thức của doanh nghiệp là đất nông nghiệp, giao thông đi lại còn khó khăn, đại đa số nông dân còn sản xuất theo tập quán, chưa thích ứng được với thị trường. Vì vậy, hiện nay, Lạng Sơn phải xác định, cần đổi mới tư duy một cách triệt để trên lĩnh vực kinh tế, đề xuất cơ chế chính sách về vốn, giải phóng sức lao động của đồng bào và thu hút nguồn lực của cả nước đến với vùng Lạng Sơn.

Làm việc với đoàn giám sát, các doanh nghiệp và chính quyền các huyện và tỉnh Lạng Sơn cũng đều kiến nghị, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định 108 hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội vùng đặc biệt khó khăn và có những chính sách đầu tư đặc thù cho địa bàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thảo luận về Dự thảo Luật đầu tư công
Thảo luận về Dự thảo Luật đầu tư công

Được xây dựng từ năm 2007, Dự luật này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm bớt thất thoát, lãng phí trong đầu tư công.

Thảo luận về Dự thảo Luật đầu tư công

Thảo luận về Dự thảo Luật đầu tư công

Được xây dựng từ năm 2007, Dự luật này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm bớt thất thoát, lãng phí trong đầu tư công.

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Năm 2008, bối cảnh kinh tế có nhiều bất ổn, nhưng số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng khoảng 27%, tổng vốn đăng ký tăng gần 30% so với năm 2007.

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Năm 2008, bối cảnh kinh tế có nhiều bất ổn, nhưng số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng khoảng 27%, tổng vốn đăng ký tăng gần 30% so với năm 2007.