“Ký ức 65 năm cùng Việt Nam” của nhà Việt Nam học Evgeny Kobelev

VOV.VN - Tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga ở thủ đô Moscow vừa diễn ra buổi giới thiệu cuốn sách “Ký ức 65 năm cùng Việt Nam” của tiến sĩ lịch sử, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, nhà Việt Nam học Evgeny Kobelev.

Tham dự sự kiện có nhiều chuyên gia từ các viện nghiên cứu và trường đại học lớn của Nga, các sinh viên Nga đang theo học chuyên ngành tiếng Việt và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga.

Năm 1956, sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Kobelev vào học tại Khoa Tiếng Việt- Viện Ngôn ngữ Phương Đông -Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow. Theo lời kể của ông trong cuốn sách, trong những năm đi học, ba từ “Việt Nam”, “Hồ Chí Minh”, “ Điện Biên Phủ”, ông thường xuyên được nghe trên đài phát thanh mỗi ngày.

Những câu chuyện về đất nước Việt Nam xa xôi đã nhen nhóm trong ông ước mơ một ngày được đặt chân tới. Cơ hội bất ngờ đến vào năm 1958, ông Kobelev trở thành một trong 3 sinh viên Liên Xô đầu tiên sang Việt Nam học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hành trình đến Việt Nam, yêu mến và dần gắn bó với Việt Nam của ông đã được mở ra như vậy.

Ông đã trải qua công việc của nhóm phiên dịch Liên Xô đầu tiên dịch tiếng Việt vào năm 1961, là phóng viên trẻ nhất của hãng thông tấn Tass tại Việt Nam từ 1964-1967. Là người có hàng chục năm gắn bó với Việt Nam, từ thời Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay, ông Kobelev chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại, cũng như sự phát triển của mối quan hệ Liên Xô/liên bang Nga với Việt Nam.

Ông là chuyên gia về các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam, quan hệ Nga-Việt, quan hệ Nga-ASEAN, lịch sử hiện đại và cận đại của Việt Nam. Tất cả tình cảm, trải nghiệm, các cuộc gặp gỡ, công việc mà ông đã trải qua, tích lũy được trong suốt cả cuộc đời gắn bó, nghiên cứu về Việt Nam, ông đã đúc kết trong cuốn sách “Ký ức 65 năm cùng Việt Nam”.

Kỷ niệm không bao giờ phai, được ông kể trong cuốn sách là những lần được gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên là khi ông đang học ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ông Kobelev nhớ lại: "Hà Nội tổ chức ngày thứ Bảy lao động, trồng cây ở hồ Bảy Mẫu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đó, cùng trồng cây với chúng tôi. Điều này rất thú vị. Đó là vào năm 1959.”

Ông còn được gặp Bác vài lần khác và làm phiên dịch tại một hội nghị, được Bác khen dịch tốt, khiến ông xúc động và mãi ghi nhớ. Ông Kobelev đã viết cuốn sách “ Hồ Chí Minh”, xuất bản năm 1979 và tái bản nhiều lần bằng tiếng Việt, tiếng Anh. Ngoài ra, sách còn được xuất bản ở Bungaria, Mông Cổ, Lào, Kazakhstan.

Bà Svetlana Glazunova - giảng viên cao cấp Học viện quan hệ quốc tế Moscow (con gái của nhà Việt Nam học Evgeny Glazunov) bày tỏ trân trọng về những đóng góp của ông Kobelev trong vun đắp cho mối quan hệ Nga-Việt: “Tôi đã nói với sinh viên rằng, nhất định phải đến dự sự kiện hôm nay vì chỉ còn vài người trong thế hệ những người đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, những con người đã trực tiếp làm nên lịch sử. Bố tôi đã nhiều năm làm việc cùng với ông Kobelev và ông là người duy nhất còn lại trong thế hệ những người đã tạo nên nền tảng trong mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, người đã viết nên lịch sử cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam. "

Trong sách của mình, ông Kobelev cũng kể về các nhà lãnh đạo lớn khác của Việt Nam, như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, những người mà ông gọi là những nhà lãnh đạo tuyệt vời. Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, với chính sách Đổi mới ở Việt Nam cũng được ông viết trong sách của mình với sự kính trọng sâu sắc.

Ông Vladimir Mazyrin - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN đánh giá cao công việc của nhà Việt Nam học Kobelev: “Ông Evgeny Kobelev cho đến nay là chuyên gia lớn và duy nhất về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ấy đã mở ra cho chúng tôi rất nhiều trang chưa được biết tới về Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ấy cũng viết rất nhiều về chính sách đối nội của Việt Nam, về mối quan hệ LB Nga-Việt Nam.”

Tại buổi ra mắt sách, ông Kobelev đã trực tiếp chia sẻ với các chuyên gia, giảng viên, sinh viên Nga học tiếng Việt về những chuyến đi đến Việt Nam, những vùng đất, nét văn hóa mà ông cảm nhận được, về kinh nghiệm dịch tiếng Việt...

Cuốn sách “Ký ức 65 năm cùng Việt Nam” của TS Lịch sử, nhà Việt Nam học E.Kobelev sẽ trở thành tài liệu quý cho các nhà khoa học, chuyên gia, giáo viên và sinh viên học tiếng Việt và các quốc gia Đông Nam Á khác, cũng như đông đảo độc giả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với kiều bào, trí thức người Việt ở nước ngoài
Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với kiều bào, trí thức người Việt ở nước ngoài

VOV.VN - Ngày 1/12, nhằm triền khai Đề án Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Séc phối hợp cùng Đảng ủy tại Séc tổ chức Tọa đàm “Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với kiều bào, nhân sĩ, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài”.

Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với kiều bào, trí thức người Việt ở nước ngoài

Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với kiều bào, trí thức người Việt ở nước ngoài

VOV.VN - Ngày 1/12, nhằm triền khai Đề án Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Séc phối hợp cùng Đảng ủy tại Séc tổ chức Tọa đàm “Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với kiều bào, nhân sĩ, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài”.

Chủ tịch nước: Cần nâng tầm uy tín của Giải thưởng Hồ Chí Minh vươn tầm thế giới
Chủ tịch nước: Cần nâng tầm uy tín của Giải thưởng Hồ Chí Minh vươn tầm thế giới

VOV.VN - Tối 23/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6 cho 12 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 17 công trình, cụm công trình tặng Giải thưởng Nhà nước.

Chủ tịch nước: Cần nâng tầm uy tín của Giải thưởng Hồ Chí Minh vươn tầm thế giới

Chủ tịch nước: Cần nâng tầm uy tín của Giải thưởng Hồ Chí Minh vươn tầm thế giới

VOV.VN - Tối 23/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6 cho 12 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 17 công trình, cụm công trình tặng Giải thưởng Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc

VOV.VN - Ở Trung Quốc, nói đến Việt Nam rất nhiều người nghĩ ngay đến Hồ Chí Minh. Họ có thể là một nhà lãnh đạo, một học giả, một lão nông, một nhân viên bảo tàng hay một người lái xe.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc

VOV.VN - Ở Trung Quốc, nói đến Việt Nam rất nhiều người nghĩ ngay đến Hồ Chí Minh. Họ có thể là một nhà lãnh đạo, một học giả, một lão nông, một nhân viên bảo tàng hay một người lái xe.