Phát triển khoa học công nghệ trên nền tảng tri thức Việt

(VOV) - Nhà nước khuyến khích tư duy độc lập, đầu tư vào phát triển KHCN dựa trên nền tảng tri thức Việt Nam.

Đóng góp ý kiến vào Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, anh Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch hội Sinh viên và Thanh niên Việt Nam tại Washington DC kiến nghị, Nhà nước khuyến khích tư duy độc lập và tăng cường đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ dựa trên nền tảng tri thức Việt Nam. Theo anh Thế Anh, các nhà khoa học chỉ có thể chuyên tâm vào công tác nghiên cứu nếu quyền lợi của họ được bảo đảm.

Anh Nguyễn Thế Anh nói: Điều 66 Hiến pháp sửa đổi có nêu: “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Theo quan điểm của tôi, Điều 66 có thể sửa đổi lại như sau: "Phát triển giáo dục nhằm phát triển tư duy độc lập của người học để từng bước phát triển xã hội Việt Nam thành xã hội học tập và học tập suốt đời". Học tập xuất phát từ bản thân của mỗi cá nhân, do đó cần phải phát triển giáo dục để hướng tới việc mọi người đều được học tập và xã hội của chúng ta là một xã hội học tập.

Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch Hội Sinh viên và Thanh niên Việt Nam tại Washington DC

Cũng trong Điều 66, tôi muốn bổ sung thêm một số vấn đề ở khoản 4. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước nên khuyến khích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ-thông tin trong giáo dục, đào tạo nghề để mọi người Việt Nam có cơ hội được tiếp cận và cập nhật kiến thức. Đây là một chủ trương rất mới và hiện đại.

Tôi cũng muốn bổ sung thêm một số điểm liên quan đến Điều 67. Ở khoản 1 bản Hiến pháp sửa đổi có ghi: “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm nâng cao trình độ quản lý, phát triển văn hóa, kinh tế tri thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Tôi xin đề nghị bổ sung thêm: "Dựa trên nền tảng trí tuệ người Việt Nam, kết hợp với các tiến bộ khoa học-công nghệ của nhân loại, Nhà nước tập trung phát triển nền khoa học mang đặc trưng của Việt Nam và là nền khoa học tiên tiến". Theo tôi, chúng ta phải phát triển nền khoa học dựa trên nền tảng tri thức Việt Nam và không thể hòa lẫn với nền khoa học khác, thì đấy sẽ là động lực để chúng ta có thể phát triển.

Khoản thứ hai của bản Hiến pháp sửa đổi có nói: “Nhà nước thúc đẩy phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ; bảo đảm quyền tự do nghiên cứu và sáng tạo khoa học, công nghệ”.

Tôi sẽ chia khoản này thành hai. Khoản thứ nhất là: Nhà nước thúc đẩy phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời đẩy mạnh và hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu khoa học cơ bản. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học hiện đại trên thế giới.

Như chúng ta biết, nghiên cứu khoa học cơ bản là điều rất quan trọng đối với việc phát triển nền khoa học của một đất nước. Do đó, cần bổ sung thêm là “đẩy mạnh và hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu khoa học cơ bản”. Cũng điều này tôi có thể tách ra một khoản khác, đó là Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao thành tựu khoa học- công nghệ, đảm bảo quyền tự do nghiên cứu và sáng tạo khoa học-công nghệ bằng việc đảm bảo tốt nhất quyền lợi của nhà khoa học.

Tôi có thêm vào đó là “bằng việc đảm bảo tốt nhất quyền lợi của nhà khoa học”. Nhà nước chúng ta cần đảm bảo quyền lợi của các nhà khoa học để làm sao họ chuyên tâm vào việc nghiên cứu của mình nhằm phát triển nền khoa học của nước ta./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần Thơ lấy ý kiến cán bộ về hưu sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Cần Thơ lấy ý kiến cán bộ về hưu sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) -Vấn đề được các cán bộ về hưu quan tâm góp ý sửa đổi, bổ sung ở Điều 4 về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cần Thơ lấy ý kiến cán bộ về hưu sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Cần Thơ lấy ý kiến cán bộ về hưu sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) -Vấn đề được các cán bộ về hưu quan tâm góp ý sửa đổi, bổ sung ở Điều 4 về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Luật sư Việt kiều Mỹ đóng góp sửa đổi Hiến pháp
Luật sư Việt kiều Mỹ đóng góp sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Theo luật sư Đinh Viết Tứ, Hiến pháp sử đổi cần đảm bảo sự cân bằng giữa quyền của Nhà nước và người dân.

Luật sư Việt kiều Mỹ đóng góp sửa đổi Hiến pháp

Luật sư Việt kiều Mỹ đóng góp sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Theo luật sư Đinh Viết Tứ, Hiến pháp sử đổi cần đảm bảo sự cân bằng giữa quyền của Nhà nước và người dân.

Đoàn đại biểu Quốc hội Cần Thơ lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp
Đoàn đại biểu Quốc hội Cần Thơ lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Đóng góp tại hội nghị, nhiều đại biểu đi sâu vào góp ý sửa đổi lời mở đầu của Hiến pháp.

Đoàn đại biểu Quốc hội Cần Thơ lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Đoàn đại biểu Quốc hội Cần Thơ lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Đóng góp tại hội nghị, nhiều đại biểu đi sâu vào góp ý sửa đổi lời mở đầu của Hiến pháp.