Đại biểu Quốc hội: Sắp tới liệu có thêm vụ nào như SCB nữa không?

VOV.VN - Tham gia phiên chất vấn ngày 6/11, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) đặt vấn đề liệu sắp tới có khả năng xảy ra sự việc như tại ngân hàng SCB hay không, để khách hàng yên tâm gửi tiền.

Tiếp tục phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, đại biểu Ma Thị Thuý (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng về việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Theo đại biểu Thuý, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đạt tiến độ đề ra. Bà đề nghị Thống đốc cho biết nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý các tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Còn đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) đặt vấn đề về các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đang trong vòng kiểm soát đặc biệt của ngân hàng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa phản ánh cử tri nhắn tin cho ông đặt vấn đề tình hình 4-5 ngân hàng thương mại cổ phần ngoài nhà nước đang trong diện kiểm soát đặc biệt của các Ngân hàng nhà nước.

"Liệu các ngân hàng này có xảy ra như vụ SCB nữa hay không, để khách hàng gửi tiền yên tâm?", ông Hòa chất vấn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và lo lắng "việc kiểm soát đặc biệt một số ngân hàng là điều rất nguy hiểm".

Trả lời chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng không trả lời thẳng vào câu hỏi của đại biểu Phạm Văn Hoà mà nêu nhiều cái khó trong việc xây dựng đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

"Bình thường đã khó rồi nhưng trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như biến động của kinh tế thế giới như thời gian qua thì tái cơ cấu ngân hàng yếu kém càng khó hơn", bà Hồng cho hay.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói thêm, việc xây dựng đề án khó, phức tạp và chưa có tiền lệ, trong khi năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tham gia xây dựng đề án này cũng chưa phải là có kinh nghiệm. Việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia trên cơ sở tự nguyện cũng rất khó khăn và cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ cho việc tái cơ cấu này cũng cần phải xin ý kiến các cơ quan liên quan để có một sự đồng thuận, thống nhất.

“Đối với các ngân hàng này chúng tôi cũng đã qua quá trình xin ý kiến của cấp có thẩm quyền về chủ trương và cũng đang trong quá trình thực hiện các bước theo kế hoạch này để trước khi hoàn thiện đề án chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẽ tổ chức thực hiện theo đúng đề án này”, bà Hồng nói nhưng không nêu trả lời vào câu hỏi của đại biểu là các ngân hàng kiểm soát đặc biệt liệu có xảy ra như SCB hay không.

Trước đó, phát biểu tranh luận với Thống đốc, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết việc duy trì "room" tín dụng có nguy cơ tạo cơ chế xin cho và nảy sinh các tiêu cực khác hay không?

Về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức các buổi tọa đàm với chuyên gia và đại biểu Quốc hội, qua phân tích, đánh giá, các đại biểu đều thống nhất rằng, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nguồn vốn phụ thuộc vào tín dụng của ngân hàng rất lớn.

"Nếu bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có thể tín dụng sẽ tăng rất mạnh, từ đó rủi ro đối với hệ thống ngân hàng", bà Hồng khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hoá DNNN chậm do không còn địa tô chênh lệch từ đất "vàng"
Cổ phần hoá DNNN chậm do không còn địa tô chênh lệch từ đất "vàng"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất “vàng” nhưng hiện nay không cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở nên không hấp dẫn doanh nghiệp.

Cổ phần hoá DNNN chậm do không còn địa tô chênh lệch từ đất "vàng"

Cổ phần hoá DNNN chậm do không còn địa tô chênh lệch từ đất "vàng"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất “vàng” nhưng hiện nay không cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở nên không hấp dẫn doanh nghiệp.

Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành
Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành

VOV.VN - Quốc hội khóa XV tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 theo 4 nhóm lĩnh vực và ai trong số các thành viên Chính phủ, trưởng ngành đều có thể sẽ phải "ngồi ghế nóng".

Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành

Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ, trưởng ngành

VOV.VN - Quốc hội khóa XV tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 theo 4 nhóm lĩnh vực và ai trong số các thành viên Chính phủ, trưởng ngành đều có thể sẽ phải "ngồi ghế nóng".

ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm
ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm

VOV.VN - Lý giải về việc gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội với người thu nhập thấp, công nhân có tỉ lệ giải ngân thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, do nguồn cung về nhà thuộc đối tượng vay - lao động thu nhập thấp, hạn chế.

ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm

ĐBQH “truy” Thống đốc NHNN nguyên nhân gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm

VOV.VN - Lý giải về việc gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội với người thu nhập thấp, công nhân có tỉ lệ giải ngân thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, do nguồn cung về nhà thuộc đối tượng vay - lao động thu nhập thấp, hạn chế.