Điều động 25.000 công an chính quy đảm nhận chức danh Công an xã

VOV.VN - Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, để xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy thì Bộ sẽ điều động khoảng 25.000 công an chính quy nhận vị trí Công an xã.

Trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) trước Quốc hội sáng 7/6, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, quán triệt chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị, dự thảo Luật không quy định Công an xã là lực lượng bán chuyên trách (bỏ khoản 3 Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2014); đồng thời, bổ sung một khoản vào Điều 18 dự thảo Luật với nội dung: “Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy”, để thể chế hóa quan điểm của Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 22-NQ/TW.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm

Về tổ chức bộ máy, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết sẽ được bố trí phù hợp với đặc điểm tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn xã, thị trấn. Hiện nay, số đơn vị Công an xã, thị trấn đã được bố trí Công an chính quy là 1.065; số đơn vị Công an xã, thị trấn chưa được bố trí Công an chính quy còn 8.516.

Như vậy, để xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy thì Bộ Công an sẽ điều động khoảng 25.000 Công an chính quy trong biên chế hiện có (không tăng thêm biên chế) xuống đảm nhận các chức danh Công an xã. Chính phủ chỉ đạo việc sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức đang làm Trưởng Công an xã, thị trấn.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Võ Trọng Việt cho biết, Uỷ ban Quốc phòng – An ninh tán thành với dự thảo Luật về Công an xã, thị trấn chính quy theo chủ trương của Đảng. Tuy nhiên, đề nghị bám sát yêu cầu: “Trước mắt, bố trí Công an xã chính quy tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, tiến tới thực hiện thống nhất trong toàn quốc sau khi hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan” để nghiên cứu quy định bảo đảm lộ trình thực hiện; phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, với lực lượng Quân sự địa phương. Đồng thời, cơ quan này đề nghị nghiên cứu sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương để bảo đảm sự đồng bộ giữa các luật.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy không chỉ là bố trí lực lượng Công an chính quy về thực hiện nhiệm vụ tại xã, thị trấn, mà cần quan tâm đầu tư xây dựng chính quy về nhiều mặt như tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trang bị và chế độ, chính sách…

Theo cơ quan thẩm tra, đây là nội dung mới, có sự thay đổi căn bản so với quy định của pháp luật hiện hành, trong khi dự án Luật Công an xã đã được đưa ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhưng dự thảo Luật CAND (sửa đổi) chỉ dành khoản 2 Điều 18 giao Chính phủ quy định xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy là chưa hợp lý. Do đó, cần bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp làm căn cứ để giao Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính quy hoá lực lượng công an xã: Tiền đâu mà trả lương, phụ cấp!
Chính quy hoá lực lượng công an xã: Tiền đâu mà trả lương, phụ cấp!

VOV.VN - Nếu quy định chính quy hóa toàn bộ lực lượng Công an xã sẽ làm tăng rất lớn biên chế và Nhà nước khó bảo đảm kinh phí để chi trả lương, phụ cấp...

Chính quy hoá lực lượng công an xã: Tiền đâu mà trả lương, phụ cấp!

Chính quy hoá lực lượng công an xã: Tiền đâu mà trả lương, phụ cấp!

VOV.VN - Nếu quy định chính quy hóa toàn bộ lực lượng Công an xã sẽ làm tăng rất lớn biên chế và Nhà nước khó bảo đảm kinh phí để chi trả lương, phụ cấp...

Chính quy hoá lực lượng công an xã
Chính quy hoá lực lượng công an xã

VOV.VN -Việc việc điều động công an chính quy từ cấp trên về xã sẽ tác động thế nào đến hoạt động của cơ quan công an cấp trên cũng cần đánh giá tác động.

Chính quy hoá lực lượng công an xã

Chính quy hoá lực lượng công an xã

VOV.VN -Việc việc điều động công an chính quy từ cấp trên về xã sẽ tác động thế nào đến hoạt động của cơ quan công an cấp trên cũng cần đánh giá tác động.