Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà

VOV.VN - Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn về công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội...

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài trong hai ngày rưỡi (4-6/6) và được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Chiều nay 4/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đăng đàn trả lời các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch; Công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội cũng sẽ được đại biểu chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà 

Đầu giờ chiều nay, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã làm rõ hơn ý kiến của đại biểu xung quanh vấn đề an toàn giao thông khi người sử dụng phương tiện giao thông có sử dụng rượu bia.  

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 

Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu tóm tắt phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. 

Trong buổi sáng nay 4/6, nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tập trung vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý.

Là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã nhận được 50 đăng ký chất vấn của các đại biểu với nhiều vấn đề liên quan đến công tác đấu đấu tranh, phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý. Tại phiên chất vấn, hầu hết các ý kiến đều bày tỏ lo lắng liên quan đến tội phạm ma túy, với việc gia tăng số vụ, số bị cáo với nhiều vụ án không tính bằng gam, hay kg mà tính bằng tấn. 

Các đại biểu đã trực diện đề cập trách nhiệm của ngành công an khi để gia tăng số vụ buôn bán, vận chuyển, tàng chữ ma túy với số lượng lớn. 

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là thành viên chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn

Đại biểu Nguyễn Minh Hiển, đoàn Lâm Đồng chất vấn:“Từ năm 2017 đến nay lượng ma túy vào Việt Nam với số lượng cực kỳ lớn. Hiện nay nước ta đang là địa bàn lý tưởng để bọn tội phạm trung chuyển ma túy đi các nước. Phải chăng chúng ta chưa đánh ma túy mạnh như một số nước trong khu vực”.

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời: “Bộ Công an đã đánh giá được tình hình phức tạp về ma túy và dự báo được trước tình hình. Năm 2018 chúng tôi đã triển khai các biện pháp tích cực ngăn chặn nguồn ma túy rất lớn, chiếm 70% số vụ qua các tỉnh Tây Bắc. Sau khi bị trấn áp mạnh thì các đối tượng chuyển hướng hoạt động vào các tỉnh miền Trung và Miền Nam và đặc biệt là từ đầu năm 2019 đến nay đã phát hiện có sự can thiệp chỉ đạo của các tội phạm ma túy là người nước ngoài. Với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị, chúng tôi hoàn toàn có thể ngăn chặn tội phạm ma túy và không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy”.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn

Chưa hài lòng với phần trả lời, đại biểu Nguyễn Minh Hiển tranh luận lại với Bộ trưởng Tô Lâm: “Tôi đồng tình với nhiều ý kiến đại biểu, trong báo cáo cũng như trong trả lời của Bộ trưởng chưa rõ các nguyên nhân và điều kiện khác trong báo cáo đã nêu nhưng tại sao 2016 chính xác là 2017 cho đến nay lượng ma túy vào Việt Nam với số lượng cực kỳ lớn. Mỗi vụ chúng ta phát hiện tính bằng Tạ và bằng Tấn. Điều này không xảy ra trước đây. Đây là tội phạm xuyên quốc gia. Trong báo cáo và Bộ trưởng trả lời không phân tích rõ nguyên nhân tại sao như vậy. Nếu chúng ta không chỉ rõ nguyên nhân này thì giải pháp phòng ngừa không chính xác. Chỗ này tôi thấy chỉ có nguyên nhân tương đối rõ là ở các nước xung quanh, địa bàn mà trước đây được coi là lý tưởng chung chuyển thì xử lý rất mạnh. Bây giờ tội phạm ma túy có vẻ như đang chọn Việt Nam làm địa bàn chung chuyển lý tưởng. Trong báo cáo cần làm rõ hơn có giải pháp phòng ngừa tình trạng này”.

Trước ý kiến tranh luận của đại biểu và Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị làm rõ nguyên nhân vì sao trước đây không có vụ phát hiện ma túy lớn như gần đây mới có. Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi, phải chăng là hoạt động ma túy ở Việt Nam dễ hơn ở các đại bàn khác?

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: “Chúng ta có khó khăn là đường biển, đường biên giới rất dài. Việc kiểm sát đang khó khăn. Chúng ta mới kiểm soát cửa khẩu, còn lối mòn, đường khác của tội phạm lợi dụng ma túy kể cả trên đất liền và trên biển khó khăn. Để ngăn chặn tình trạng  này chúng tôi đề xuất xây dựng kế hoạch tổng thể để ngăn chặn. Hai nữa chúng tôi có kế hoạch mời các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế đến Việt Nam để bàn thống nhất kế hoạch đấu tranh phòng chống ma túy, vận chuyển qua Việt Nam”.

Trước phần trả lời của Bộ trưởng Tô Lâm về những khó khăn của ngành công an, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích: “Cuộc chiến chống ma túy rất gian khổ, ác liệt, không chỉ một mình ngành công an, đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội, từng gia đình. Mới chiều hôm qua, đã có 1 chiến sỹ hi sinh ở đồn Biên phòng Bát Mọt, Thanh Hóa và 2 chiến sỹ bị thương nặng trong cuộc chiến chống ma túy. Lượng ma túy đó, chúng ta hình dung được sẽ gây tác hại như thế nào đến đời sống xã hội, từng gia đình và thế hệ trẻ của chúng ta”.

Bày tỏ nhất trí về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy không chỉ là trách nhiệm của Bộ Công an mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Mão, đoàn Nghệ An đề nghị Bộ trưởng cho biết là cơ quan nào phối hợp chưa tốt? Chưa tốt ở khâu nào để ma túy thẩm lậu? 

Trả lời băn khoăn này, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định: “Chúng tôi đã nâng cao trách nhiệm lực lượng thực thi pháp luật cơ sở, đặc biệt là đối với lực lượng cảnh sát khu vực ở các đô thị, công an xã, phân chia từng khu vực, trọng điểm, để tăng cường cán bộ có kinh nghiệm để quản lý những tội phạm ma túy. Công tác phối hợp giữa các lực lượng hiện nay đang được đi vào nề nếp và nhuần nhuyễn từ nước ngoài, qua biên giới, cửa khẩu, cho đến đấu tranh trong nước. Từ việc xử lý nguồn cung từ nước ngoài cũng như xử lý nhu cầu từ trong nước cũng đang được tập trung giải quyết”.

Cũng trong sáng nay, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, hoạt động tín dụng đen, tổ chức đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia, xâm hại phụ nữ, trẻ em; công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông, nhất là đối tượng tham gia giao thông sử dụng rượu bia vượt quá mức quy định, sử dụng ma túy hoặc chất kích thích gây hậu quả nghiêm trọng…hay những vấn đề liên quan đến gian lận tại kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Trong ngày mai (5/6), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ làm rõ nhóm vấn đề thứ ba về xử lý vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

Quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới. Thực hiện, quản lý, giám sát thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư trên Quốc lộ, đường bộ cao tốc. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Y tế; Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Bộ trưởng thứ 4 đăng đàn trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện. Nội dung của nhóm vấn đề này là công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn, quản lý điện ảnh, quản lý hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm.

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện

Công tác phòng ngừa mê tín dị đoan; quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh, du lịch tâm linh. Công tác quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.

Cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan có Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Thông tin và Truyền Thông.

Tại kỳ họp lần này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ có thời gian 85 phút trong buổi sáng ngày 6/6 để làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành chung của Chính phủ và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh sẽ làm rõ vấn đề liên quan đến điều hành chung của Chính phủ và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh sẽ làm rõ vấn đề liên quan đến điều hành chung của Chính phủ và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

ĐBQH kỳ vọng các trưởng ngành trả lời “trúng” vấn đề ở phiên chất vấn
ĐBQH kỳ vọng các trưởng ngành trả lời “trúng” vấn đề ở phiên chất vấn

VOV.VN -Phiên chất vấn sẽ bắt đầu vào ngày mai (4/6). 4 vấn đề được lựa chọn để chất vấn các Bộ trưởng là những vấn đề rất “trúng”, được cử tri rất quan tâm. 

ĐBQH kỳ vọng các trưởng ngành trả lời “trúng” vấn đề ở phiên chất vấn

ĐBQH kỳ vọng các trưởng ngành trả lời “trúng” vấn đề ở phiên chất vấn

VOV.VN -Phiên chất vấn sẽ bắt đầu vào ngày mai (4/6). 4 vấn đề được lựa chọn để chất vấn các Bộ trưởng là những vấn đề rất “trúng”, được cử tri rất quan tâm. 

“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội
“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN -  Các Bộ trưởng: Tô Lâm, Nguyễn Văn Thể, Phạm Hồng Hà và Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV.

“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội

“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN -  Các Bộ trưởng: Tô Lâm, Nguyễn Văn Thể, Phạm Hồng Hà và Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV.