Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri Thành phố Cần Thơ trước kỳ họp thứ 7

VOV.VN - Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri quận Ô Môn nhằm thông báo chương trình Kỳ họp; lắng nghe, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri; giải đáp và gửi tới các cấp, cơ quan liên quan giải đáp, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Cùng dự cuộc tiếp xúc có đại diện lãnh đạo Thành phố Cần Thơ và quận Ô Môn; các chức sắc, chức việc các tôn giáo và đông đảo cử tri quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. 

Thông báo với cử tri thành phố Cần Thơ về nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ cho biết, trong 4 tháng năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ đóng góp vào các công việc của Quốc hội; thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện cử tri Cần Thơ tại Quốc hội.

Trong đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội Cần Thơ có nhiều đóng góp xây dựng pháp luật; thực hiện các cuộc giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý, xử lý nước thải, chất thải tại địa phương; khảo sát việc triển khai các dự án phát triển hạ tầng trên địa bàn; tham gia các Đoàn khảo sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Luật Công chứng trên địa bàn; đồng thời tiếp nhận, xử lý hàng chục đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân Thành phố.

Tại Hội nghị, cư tri quận Ô Môn có nhiều ý kiến, kiến nghị về những vấn đề cụ thể, nổi lên, có tác động tới đời sống, sản xuất của người dân quận Ô Môn nói riêng và Thành phố Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trong đó, cử tri quận Ô Môn kiến nghị có giải pháp xử lý nước thải, rác thải bảo vệ môi trường; phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; đầu tư xây dựng các tuyến giao thông; đặc biệt về tình hình triển khai chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn, Trung tâm điện lực Ô Môn.

Sau khi lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ giải trình, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền, phát biểu tại buổi tiếp xúc; thông báo với cử tri quận Ô Môn về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; ở trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết Đại hội XIII, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; tập trung vào tất cả 6 lĩnh vực chủ yếu, đạt được kết quả đáng mừng.

Trong đó, tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định và tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước, bình quân 04 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước 04 tháng ước đạt 43,1% dự toán năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ. Giải ngân đầu tư công, các công trình hạ tầng được thúc đẩy, với việc nhiều dự án cao tốc được khởi công, khánh thành.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt gần 239 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu 8,4 tỷ USD; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng 4,5% và vốn FDI thực hiện ước đạt 6,3 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu mong muốn hợp tác đầu tư quy mô lớn vào các ngành điện tử, bán dẫn, năng lượng tái tạo... của Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực, dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Thủ tướng nhấn mạnh đạt được kết quả đó là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ, tích cực của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự tham gia, ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp; sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Nêu những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian tới Chính phủ tập trung 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; bảo đảm hài hoà giữa tỷ giá và lãi suất; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình mục tiêu Quốc gia, đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng trọng điểm, nhất là các dự án cao tốc; tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, thị trường vàng;.

Cùng với đó, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi xanh; tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; trấn áp tội phạm; phòng chống cháy nổ, cháy rừng; đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội…

Đối vối Thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị và triển khai đồng bộ, hiệu quả quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch thành phố Cần Thơ; tập trung thực hiện "môt trọng tâm, hai tăng cường, ba đẩy mạnh".

Trong đó, - "một trọng tâm” là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống và đột phá vào các động lực tăng trưởng mới ở một thành phố đầy tiềm năng như Cần Thơ.

“Hai tăng cường” gồm: Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người; tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế, nhất là về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng thông qua kết nối hệ thống giao thông, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi giá trị.

“Ba đẩy mạnh” là: đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, toàn diện, bao trùm; đẩy mạnh phát triển công nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng cho biết, với tư cách là đại biểu Quốc hội của thành phố Cần Thơ, ông luôn phấn đấu để làm tròn trọng trách; luôn gắn bó, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đồng chí, đồng bào, cử tri, ý kiến của lãnh đạo Đảng bộ Cần Thơ; mong muốn cử tri cố gắng làm hết sức mình, góp phần cho sự phát triển và thịnh vượng của TP. Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, cảm ơn cử tri đã tới dự cuộc tiếp xúc và có nhiều ý kiến rất hay, tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn; cho rằng đây cũng là những vấn đề mà lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và người dân đang băn khoăn, trăn trở; cần có giải pháp xử lý đạt kế quả cụ thể “đong, đo, đếm” được.

Đối với ý kiến quan tâm của cử tri Lý Văn Dũng ở phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn về Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư để những điều chỉnh Dự án cuối năm 2023. Chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ triển khai, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Hiện tại, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ phối hợp với Chủ đầu tư trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai Dự án theo quy định.

Thủ tướng cho biết thêm, sau thời gian khó khăn, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các Nhà máy I, II, III, IV, Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn… đang được khởi động triển khai trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới.

Trao đổi về dự án tuyến đường liên vùng Ô Môn - Giồng Riềng, kết nối Kiên Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp để Phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương mà cử tri Lưu Minh Hùng, phường Thới Hòa, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, việc đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII của Đảng xác định và được Chính phủ, các cấp, các ngành tập trung đầu tư. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng được đặc biệt quan tâm. Thời gian qua nhiều tuyến đường tuyến đường bộ cao tốc, bến cảng, sân bay, cây cầu lớn…ở Đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư; thời gian tới Chính phủ tiếp tục dành quan tâm phát triển hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có dự án tuyến đường liên vùng Ô Môn - Giồng Riềng.

Đối với ý kiến của cử tri Lê Thị Tú Trân, phường Thới Hòa về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Thủ tướng Chính phủ cho biết, đây là vấn đề lớn và là vấn đề chung của cả nước, Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp; huy động mọi nguồn lực toàn xã hội vào xử lý; mong muốn người dân cùng tham gia, trước mắt giữ gìn và bảo vệ môi trường, vì Thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp và vì chính cuộc sống của mỗi người dân.

Với ý kiến của cử tri Nguyễn Phan Thịnh, cử tri phường Thới Hòa về giải giáp đồng bộ, hiệu quả để chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm công tác phòng, chống hạn hán, xâm ngập mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long và đầu tư cho công tác này.

Trong năm 2023, Chính phủ đã dành hơn 4.000 tỷ cho phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… Thủ tướng cho biết do điều kiện đất nước, chưa thể giải quyết ngay mọi vấn đề, Thủ tướng đã chỉ đạo lập đề án tổng thể về phòng chống hạn, mặn, sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long; mong muốn người dân ủng hộ, tham gia.

Cũng trong chiều nay Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo bộ ngành và Thành phố Cần Thơ đã đi kiểm tra Dự án cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng chiều dài 188 km, đi qua địa phận 4 tỉnh, thành gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng với 4 dự án thành phần, được khởi công toàn tuyến vào tháng 6/2023.

Tiếp đó Thủ tướng đã đi kiểm tra Công trình kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc, phường Trà An (đoạn từ cầu Xẻo Mây đến cầu Rạch Chùa) có chiều dài gần 2.000 mét. Vào đầu tháng 4 năm nay, tuyến sông Trà Nóc đoạn qua khu vực 2, phường Trà An, quận Bình Thủy bị sạt lở một đoạn dài 55m, lấn sâu vào bờ 7m, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến 10 căn nhà ven sông; trong đó có 7 căn nhà bị sạt lở một phần nhà sau, có căn sạt đến giữa nhà và 3 căn nhà có nguy cơ sạt lở rất cao cần phải di dời, ước thiệt hại tài sản khoảng 700 triệu đồng.

Hiện các đơn vị thi công đang khẩn trương tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công , dự kiến hoàn thành công trình giữa tháng 6/2025. Sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng không những góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng kỹ thuật và ổn định đời sống cho khoảng 130 hộ dân mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo cảnh quan môi trường xung quanh sạch đẹp.

** Cũng trong chiều nay Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo bộ, ngành và Thành phố Cần Thơ đã đi kiểm tra Dự án cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng chiều dài 188 km, đi qua địa phận 4 tỉnh, thành gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng với 4 dự án thành phần, được khởi công toàn tuyến vào tháng 6/2023.

Tiếp đó Thủ tướng đã đi kiểm tra Công trình kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc, phường Trà An (đoạn từ cầu Xẻo Mây đến cầu Rạch Chùa) có chiều dài gần 2.000 mét. Vào đầu tháng 4 năm nay, tuyến sông Trà Nóc đoạn qua khu vực 2, phường Trà An, quận Bình Thủy bị sạt lở một đoạn dài 55m, lấn sâu vào bờ 7m, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến 10 căn nhà ven sông; trong đó có 7 căn nhà bị sạt lở một phần nhà sau, có căn sạt đến giữa nhà và 3 căn nhà có nguy cơ sạt lở rất cao cần phải di dời, ước thiệt hại tài sản khoảng 700 triệu đồng.

Hiện các đơn vị thi công đang khẩn trương tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công , dự kiến hoàn thành công trình giữa tháng 6/2025. Sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng không những góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng kỹ thuật và ổn định đời sống cho khoảng 130 hộ dân mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo cảnh quan môi trường xung quanh sạch đẹp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ

VOV.VN - Chiều 8/5/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Trương Khánh Vĩ, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ

VOV.VN - Chiều 8/5/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Trương Khánh Vĩ, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

VOV.VN - Sáng 6/5/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

VOV.VN - Sáng 6/5/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu

VOV.VN - Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu

VOV.VN - Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.