Thủ tướng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam dự hội nghị cấp cao ASEAN

(VOV) -Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 tại Brunei.

Ngày mai (24/4), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội sang Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei để tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 theo lời mời của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên trong năm Brunei đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

Brunei đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh các quốc gia trong hiệp hội đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng cộng đồng vào năm 2015 với lộ trình tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên 3 trụ cột chính: Chính trị - an ninh, Kinh tế và Văn hóa - xã hội. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN trong những năm gần đây và chắc chắn cũng sẽ là mục tiêu lớn nhất của ASEAN đến khi xây dựng thành công cộng đồng. Vấn đề là cùng với phát huy nội lực, thì ASEAN đã, đang và tiếp tục phải tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ cả về nguồn lực và kinh nghiệm của quốc tế, nhất là các đối tác của ASEAN trên cả 3 trụ cột.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: “Trước hết là khuyến khích sự tham gia của đối tác vào việc củng cố và duy trì môi trường hòa bình, ổn định an ninh và hợp tác phát triển khu vực. Đây có lẽ là điều kiện thiết yếu cho ASEAN xây dựng cộng đồng cũng như là cho hợp tác phát triển và ổn định ở khu vực.

Thứ 2, ASEAN sẽ thúc đẩy, phối hợp cùng với các đối tác để làm sao xây dựng về ứng xử cả chuẩn mực, đặc biệt là xây dựng các thỏa thuận hợp tác và các hiệp ước để có thể bảo đảm được hòa bình ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

Thứ 3 là lĩnh vực hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như: biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh hay là phòng chống tội phạm quốc gia. Đây là trong các lĩnh vực ưu tiên của ASEAN, ASEAN có những nỗ lực của mình nhưng một mình ASEAN thì không thể nào làm hết được cho nên rất cần sự hợp tác chung của khu vực, quốc tế, đặc biệt là các đối tác của ASEAN”.

Trong quá trình hợp tác để phát triển cả trong nội khối và mở rộng ra bên ngoài, không thể tránh khỏi những cọ xát và cạnh tranh, thậm chí có lúc còn gay gắt, nhất là về lợi ích. Điều này là tất yếu, nhưng quan trọng khi cùng đi trên một con đường thì trước hết nội bộ ASEAN phải đoàn kết và thống nhất trong giải quyết các thách thức, coi trọng và đẩy mạnh tham vấn với các đối tác phát triển, đồng thời chủ động đưa ra các đề xuất ưu tiên, vừa phải phù hợp với lợi ích của ASEAN, vừa tranh thủ được sự ủng hộ của các đối tác. Chính vì vậy, đoàn kết và chủ động là phạm trù quan trọng tạo nên vị thế và uy tín của ASEAN.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh phân tích: "Trong quá trình trao đổi, nội bộ ASEAN không phải lúc nào cũng có được những đồng nhất về quan điểm, do đặc thù của các nước trong ASEAN cũng rất khác nhau, nhưng qua tham vấn và đồng thuận sẽ xác định được lợi ích ưu tiên, mà có thể song trùng được với nhau, từ đó có các quyết sách về mặt chính trị. Ở đây, chúng ta phải thêm một điểm nữa là, dựa trên hiến chương, theo phương án tham vấn và đồng thuận, đồng thời phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích của quốc gia và lợi ích của khu vực, thì lúc đó trong ASEAN sẽ có đoàn kết vì mục tiêu chung.

Với quyết tâm tạo bước chuyển quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn với đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực cả ở tầm khu vực và mỗi quốc gia, Brunei - Chủ tịch ASEAN năm 2013 đề xuất chủ đề của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 là “Người dân của chúng ta - Tương lai của chúng ta”. Điều này cũng đã khẳng định rõ vị trí, vai trò trung tâm của người dân trong tiến trình phát triển chung của ASEAN.

Trong hai ngày diễn ra hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tập trung bàn luận các biện pháp nhằm tiếp tục cụ thể hóa những vấn đề lớn, mang tầm chiến lược của ASEAN mà trước hết là đẩy nhanh tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN; duy trì đoàn kết và thống nhất; phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo, trung tâm của ASEAN trong các vấn đề quan trọng của khu vực cũng như trong cấu trúc khu vực đang định hình.

Theo thông lệ, dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN cũng sẽ bàn về định hướng ưu tiên của của Hiệp hội trong năm 2013 và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm, nhất là tình hình bán đảo Triều Tiên và vấn đề Biển Đông.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết thêm: Trong quá trình trao đổi vừa qua và Hội nghị bộ trưởng ASEAN: ASEAN cần phải tiếp tục và phát huy vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề biển đông vì việc này liên quan đến hòa bình, ổn định của khu vực. Có lẽ, dự kiến rằng, các nhà lãnh ASEAN sẽ có ý kiến chỉ đạo về phương hướng, và sẽ tiếp tục  phấn đấu trong thời gian tới để đạt được mục tiêu đấy. Tôi cho rằng, những mục tiêu đó mà ASEAN đã được thỏa thuận, cần phải được phát huy, đó là phải bảo đảm các nỗ lực xây dựng lòng tin, kiềm chế, không làm gì phức tạp thêm tình hình để tiếp tục củng cố thêm nữa môi trường hòa bình và phát triển, an ninh và chủ động.

Thứ hai là phải đề cao, đồng thời bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả những cam kết , những thỏa thuận đã có liên quan đến vấn đề Biển Đông, trong đó có Tuyên bố của ASEAN về 6 nguyên tắc liên quan đến biển đông, trong đó có Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc kỷ niệm 10 năm tuyên bố DOC và việc cấp thiết trong tình hình hiện nay là phải làm sao làm phải xây dựng  bộ quy tắc ứng xử về biển đông, COC để có thể bảo đảm tốt hơn hòa bình, ổn định và an ninh ở biển Đông.

Trên tinh thần coi trọng một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 tiếp tục chủ động, tích cực và có trách nhiệm đóng góp tích cực vào thành công chung của hội nghị lần này, nhất là thúc đẩy đoàn kết, nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, góp phần xây dựng một ASEAN đoàn kết, vững mạnh và liên kết chặt chẽ, đồng thời góp phần duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Qua đó cũng góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, thắt chặt quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các đối tác của ASEAN./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam đóng góp tích cực với Hội nghị Cấp cao ASEAN
Việt Nam đóng góp tích cực với Hội nghị Cấp cao ASEAN

(VOV) - Trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về các kết quả chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN và các Cấp cao liên quan.

Việt Nam đóng góp tích cực với Hội nghị Cấp cao ASEAN

Việt Nam đóng góp tích cực với Hội nghị Cấp cao ASEAN

(VOV) - Trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về các kết quả chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN và các Cấp cao liên quan.

Thủ tướng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22
Thủ tướng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22

Hội nghị được tổ chức tại Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei từ 24 – 25/4/2013.

Thủ tướng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22

Thủ tướng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22

Hội nghị được tổ chức tại Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei từ 24 – 25/4/2013.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ
Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN
Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN

(VOV) - Đây là nội dung mà dư luận hết sức quan tâm, sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN bàn tại HNCC ở Brunei.

Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN

Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN

(VOV) - Đây là nội dung mà dư luận hết sức quan tâm, sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN bàn tại HNCC ở Brunei.