Tiền Hải - Âm vang tiếng trống năm 1930

VOV.VN -Ngày nay, Tiền Hải đã trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triển nhất tỉnh Thái Bình

Nhắc đến vùng quê Tiền Hải, Thái Bình, chúng ta không thể không nghĩ đến cuộc khởi nghĩa lịch sử của nông dân Tiền Hải vùng dậy chống thực dân Pháp năm 1930, đánh dấu mốc son trong lịch sử  đấu tranh cách mạng của dân tộc. Đấu mốc đó là một bản anh hùng ca bất diệt và tiếng trống của cuộc khởi nghĩa 83 năm về trước (14/10/1930) vẫn còn vang vọng đến hôm nay.

Về lại xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, nơi khởi điểm của tiếng trống mở đầu cuộc biểu tình đấu tranh của nông dân Thái Bình hơn 80 năm về trước, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là sự đổi thay vượt bậc của vùng quê cách mạng. Trong khung cảnh ấy, khó có thể hình dung 83 năm về trước, một vùng quê thuần nông, người nông dân luôn phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để đổi lấy củ khoai, hạt lúa đã làm nên cuộc biểu tình lịch sử, làm rạng rõ giai cấp nông dân Việt Nam.

Trung tâm Văn hóa huyện Tiền Hải, Thái Bình (Ảnh: Internet)

Ngày đó, cao trào đấu tranh Xô-viết Nghệ Tĩnh vang dội khắp cả nước, nhưng bị thực dân Pháp khủng bố đẫm máu. Theo chỉ thị của Trung ương Đảng để ủng hộ phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã triệu tập đảng viên của ba làng Đông Cao (nay thuộc xã Tây Tiến), Thanh Giám và Nho Lâm (nay thuộc xã Đông Lâm) làm mũi xung kích mở đầu cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người là đảng viên và các tổ chức quần chúng nông hội đỏ, thanh niên, phụ nữ cứu quốc, các hội ái hữu.

Vào 5h sáng ngày 14/10/1930, sau tràng pháo nổ và tiếng trống hiệu lệnh, là tiếng tù và, loa tay, tiếng trống ngũ liên, vang lên khắp làng, bà con kéo tới tụ họp ở đình Nho Lâm, hô vang khẩu hiệu “Không được đàn áp dân cày Nghệ Tĩnh, trả lại tiền đào sông Cốc Giang và phá tư điền gián thành công điền quân cấp”.

Say sưa kể về ký ức hào hùng năm xưa, ông Lương Văn Bang, một lão thành cách mạng ở làng Nho Lâm nói: Cuộc biểu tình tuy bị khủng bố hèn hạ với nông dân 3 làng không một tấc sắt trong tay, song như Thường vụ Bắc kỳ khi đó nhận định cuộc biểu tình lưu huyết ở Tiền Hải thái bình có thể là bước đầu cho hết thảy quần chúng đấu tranh kịch liệt tại Bắc Kỳ. Cuộc biểu tình như có thêm một nhát búa, một mũi liêm moi sâu vào tim óc kẻ thù. Cuộc biểu tình của nhân dân 3 làng Nho Lâm, Thanh Giám, Đông Cao, có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu rộng, tuy bị tổn thất hy sinh nhưng nó đã tạo bước phát triển mạnh mẽ và tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo dưới sự lãnh đạo của đảng”.

Thời gian trôi qua, nhiều nhân chứng sống của thời kỳ đấu tranh sục sôi cách mạng đã không còn nhưng Đình làng Nho Lâm vẫn là chứng tích lịch sử oai hùng, nơi gìn giữ và lưu truyền những hào khí của thời kỳ đấu tranh cách mạng. Cũng tại nơi này ngày 26/3/1962, đảng bộ và nhân dân xã Đông Lâm vinh dự đón Bác về thăm. Đó cũng là lần thứ 4, Bác Hồ về thăm quê hương Thái Bình.

Ông Lương Văn Bang tự hào kể: “Tôi rất tự hào là vùng quê cách mạng do đó Bác đã chọn Đông Lâm để về thăm. Lần thứ 4 này do Bác tự lựa chọn và quyết định. Do đó Bác đã chọn Đông Lâm để về thăm. Lần thứ 3 Bác về thăm Thái Bình là do Tỉnh ủy đại diện là ông Giang Đức Tuệ mời Bác. Còn lần này là do Bác tự lựa chọn và quyết định.Còn tiến sỹ sử học Phạm Thị Lễ thì viết, mặc dù còn nhiều khó khăn  nhưng tỉnh ủy Thái Bình quyết định chọn Nam Cường và Đông Lâm về một hợp tác xã mới lấn biển khai hoang và thăm một xã có phong trào cách mạng sớm nay lại có phong trào sản xuất khá”.

Đình làng Nho Lâm hôm nay đã được những người con Đông Lâm trung tu, tôn tạo ngày một khang trang với khu nhà tưởng niệm, khu lưu niệm, khu nhà văn hóa và khoảng sân rộng đặt làm nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong xã. Bồi hồi xúc động, thắp nén hương thơm thành kính tại đình làng để tưởng nhớ cội nguồn, tưởng nhớ các anh hùng đã ngã xuống, chúng tôi được gặp những vị cao niên của làng. Họ là những người đang từng ngày, từng giờ đóng góp công sức, động viên cháu con phát huy truyền thống  quê hương cách mạng.

Ông Trần Văn Thanh, Trưởng ban tư vấn xây dựng làng văn hóa Nho Lâm bày tỏ: “Chúng tôi đã phát huy truyền thống xây dựng làng văn hóa từ năm 1998 và vẫn giữ danh hiệu là làng văn hóa cấp tỉnh 15 năm nay Hiện chúng tôi có rất nhiều câu lạc bộ để nâng cao dân trí câu lạc bộ chèo, hội diễn thường được giải cao. Hai là câu lạc bộ bóng chuyền luôn là nòng cốt của xã, của huyện đã động viên nhân dân phấn khởi tự hào. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng một không gian văn hóa, quần thể văn hóa di tích lịch sử của xã”.

Ngày nay, Tiền Hải đã trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triển nhất tỉnh Thái Bình, trong đó hai xã Đông Lâm và Tây Tiến luôn là xã đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, đưa Tiền Hải trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình có 100% trạm y tế cấp xã đạt "chuẩn quốc gia" và có số trường đạt "chuẩn quốc gia". Đồng thời, Tiền Hải cũng là huyện đi đầu trong phát triển công nghiệp của tỉnh với gần 300 doanh nghiệp đầu tư, khai thác công nghiệp khí đốt và nhiều mặt hàng trọng điểm khác. Phó Bí thư thường trực huyện ủy Tiền Hải Nguyễn Văn Giang cho biết, thời gian tới, huyện tiếp tục phấn đấu đưa kinh tế biển là mũi nhọn gắn với phát triển nuôi trồng thủy, hải sản và du lịch biển.

Ông Nguyễn Văn Giang cho biết: “Với kinh tế biển, chúng tôi tập trung quy hoạch lại vùng nuôi hải sản, đặc biệt là nuôi ngao và khuyến khích đưa giống con mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng ở huyện như cá vược, cá song, ươm ngao giống. Hướng tới, chúng tôi tập trung khai thác du lịch Cồn Vành, tới đây sẽ có cơ chế thu hút đầu tư, đặc biệt là hạ tầng để thu hút khách du lịch đến đây”.

Những bứt phá vượt bậc trong phát triển kinh tế, xã hội cho thấy sức sống mãnh liệt của vùng quê miền duyên hải. Sức sống ấy bắt nguồn từ công lao to lớn của các bậc tiền nhân. Họ đã viết nên bản anh hùng ca bất diệt, là điểm tựa vững chắc, tạo thêm nghị lực và quyết tâm cho thế hệ cháu con vươn lên bám biển và làm giàu từ biển. Tiếng trống năm 30 ngày ấy sẽ mãi âm vang trong lòng mỗi người con Tiền Hải, Thái Bình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm việc tại Thái Bình
Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm việc tại Thái Bình

Sáng 19/3, đoàn công tác Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do bà Lê Thị Nga – Phó Trưởng ban Tư pháp làm trưởng đoàn về khảo sát một số lĩnh vực tư pháp tại tỉnh Thái Bình.

Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm việc tại Thái Bình

Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm việc tại Thái Bình

Sáng 19/3, đoàn công tác Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do bà Lê Thị Nga – Phó Trưởng ban Tư pháp làm trưởng đoàn về khảo sát một số lĩnh vực tư pháp tại tỉnh Thái Bình.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Thái Bình được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chọn là Đại hội thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Thái Bình được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chọn là Đại hội thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy.

Thái Bình cần khai thác lợi thế để phát triển
Thái Bình cần khai thác lợi thế để phát triển

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tỉnh cần khai thác lợi thế về nguồn nhân lực tốt, vị trí tiếp giáp Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nhằm thu hút và phát triển nhanh công nghiệp công nghệ cao

Thái Bình cần khai thác lợi thế để phát triển

Thái Bình cần khai thác lợi thế để phát triển

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tỉnh cần khai thác lợi thế về nguồn nhân lực tốt, vị trí tiếp giáp Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nhằm thu hút và phát triển nhanh công nghiệp công nghệ cao