Việt Nam là thành viên tích cực của APEC

VOV.VN - Hội nghị “APEC trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương của thế kỷ 21” sẽ diễn ra ngày 15/11/2013 tại Hà Nội.

Đây là Hội nghị cấp cao đầu tiên về Diễn đàn APEC mà Việt Nam tổ chức kể từ sau Hội nghị Cấp cao APEC 2006.

Tham dự Hội nghị có khoảng 150 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có sự tham gia của các khách mời cao cấp như Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký điều hành UNESCAP, bà Noeleen Heyzer, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Australia Alexander Downer, cùng nhiều Quan chức cao cấp của APEC (Trưởng SOM APEC), trong đó có các Trưởng SOM của Nga, Trung Quốc, Indonesia, đại diện của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC và các nhà nghiên cứu hàng đầu của khu vực.

Tham dự Hội nghị còn có Lãnh đạo các Bộ, ngành chủ chốt, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện của các nền kinh tế thành viên APEC và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội, đại điện các địa phương, doanh nghiệp và học giả của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chủ trì và phát biểu khai mạc tại Hội nghị.

APEC- khu vực năng động của thế giới

Hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đề cao chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, khẳng định chính sách coi trọng APEC và các cơ chế hợp tác tại châu Á – Thái Bình Dương của Việt Nam. Hội nghị sẽ tập trung thảo luận, đánh giá thực chất vai trò, triển vọng của APEC cũng như xu thế liên kết kinh tế khu vực. Hội nghị diễn ra đúng ngày kỷ niệm 15 năm Việt Nam tham gia APEC (15/11/1998 – 15/11/2013).

Theo đó, Hội nghị sẽ rà soát tổng thể sự tham gia của Việt Nam trong 15 năm qua, đề xuất các chính sách nâng cao hiệu quả tham gia, đóng góp, phát huy vai trò của Việt Nam trong APEC và các tầng nấc liên kết kinh tế khu vực, đồng thời bước đầu trao đổi về chuẩn bị cho việc Việt Nam đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 năm 2017.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation - gọi tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11/1989 tại 
thủ đô của Australia. Đây là một trong những cơ chế hợp tác đầu tiên được hình thành tại khu vực nhằm góp phần thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết kinh tế trong cục diện quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh. Ý tưởng này do Australia khởi xướng, được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước ASEAN.

APEC-khu vực kinh tế năng động

Ngày đầu thành lập, APEC chỉ có 12 thành viên. Sau 4 lần mở rộng thành viên vào các năm 1991, 1993, 1994 và 1998, đến nay APEC có 21 thành viên, trong đó hội tụ hầu hết các nền kinh tế năng động nhất của châu Á – Thái Bình Dương.

Dân số APEC chiếm 40% dân số thế giới, đóng góp 54% GDP và 44% thương mại toàn cầu. Nhiều quốc gia trong khu vực muốn tham gia Diễn đàn, tuy nhiên, từ năm 1998 APEC chủ trương tạm ngừng kết nạp thành viên mới.

Hội nghị cấp cao APEC 2013 tại Indonesia

Mục tiêu của hợp tác APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư đối với các thành viên phát triển vào năm 2010 và các thành viên đang phát triển vào năm 2020. Bên cạnh đó, APEC cũng đẩy mạnh hợp tác nhằm hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế - kỹ thuật.

Sau 24 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vị thế là Diễn đàn hợp tác kinh tế có quy mô lớn nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển năng động  và xu thế liên kết kinh tế của khu vực, đồng thời đóng góp tích cực thúc đẩy hệ thống thương mại toàn cầu.

APEC đã đạt những kết quả đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư. Thuận lợi hóa kinh doanh cũng ngày càng được đẩy mạnh và hiện được coi là giải pháp hiệu quả để phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực.

Mức thuế trung bình trong khu vực đã giảm từ 16,9% năm 1989 xuống còn 5,8% năm 2010; chi phí giao dịch thương mại cũng giảm đáng kể, thông qua 2 lần cắt giảm 5% vào các năm 2006 và năm 2010 Từ năm 1989 đến năm 2010, thương mại giữa các thành viên tăng từ 1,7 nghìn tỷ USD lên 9,9 nghìn tỷ USD.

APEC là Diễn đàn hợp tác đa phương đầu tiên đạt thỏa thuận về Danh mục chung về hàng hóa môi trường – vấn đề mà WTO  thúc đẩy hơn một thập niên qua, với 54 mặt hàng môi trường sẽ giảm thuế ở mức 5% trở xuống vào năm 2015.

APEC cũng đặt mục tiêu nâng cao 10% chất lượng chuỗi cung ứng khu vực vào năm 2015, cải thiện môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business) với mục tiêu đưa hoạt động kinh doanh rẻ hơn, nhanh hơn và đơn giản hơn 25% trước năm 2015; thúc đẩy các biện pháp thương mại đầu tư “thế hệ mới” như tăng trưởng sáng tạo, chuỗi cung ứng đáng tin cậy…

Đóng góp của Việt Nam trong APEC

Việc tham gia APEC năm 1998 đánh dấu bước triển khai quan trọng chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trong 15 năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp thúc đẩy hợp tác APEC. Nổi bật là Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch APEC năm 2006, với việc đăng cai tổ chức HNCC APEC 14, HNBT Ngoại giao – Kinh tế APEC 18 và hơn 100 sự kiện, đưa ra triển vọng dài hạn về hướng tới mục tiêu hình thành Khu vực thương mại tự do của toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), Chương trình Hành động Hà Nội về thực hiện các Mục tiêu Bogor và các biện pháp cải cách tổng thể, tạo nên những động lực mới cho hợp tác APEC.

Việt Nam là một trong những thành viên chủ động đề xuất và tham gia nhiều sáng kiến mới, với hơn 70 sáng kiến ở hầu hết mọi lĩnh vực (thương mại, đầu tư, 
đối phó với tình trạng khẩn cấp, y tế, chống chủ nghĩa khủng bố….); và đã đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong APEC (Phó Chủ tịch Ủy ban thương mại và đầu tư năm 2006, Chủ tịch Nhóm công tác doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2006, Chủ tịch Ủy ban quản lý ngân sách năm 2007, Phó Chủ tịch Nhóm công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 – 2010, Chủ tịch Nhóm công tác về đối phó với tình trạng khẩn cấp nhiệm kỳ 2012 – 2013).

 Năm 2013, ta tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Indonesia và đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác APEC. Ta đã đề xuất và triển khai thành công sáng kiến đầu tiên của APEC về tìm kiếm và cứu hộ trên biển, đồng thời tổ chức một số hoạt động khác như Cuộc họp Nhóm chuyên gia APEC lần thứ 40 về công nghệ năng lượng mới và có thể tái tạo (Hà Nội, 4/2013), Hội thảo về hòa mạng thủy điện và điện tái tạo (Hà Nội, 4/2013), Cuộc họp Nhóm công tác về giao thông vận tải lần thứ 37 (Hồ Chí Minh, 4/2013), Hội thảo APEC về duy trì sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thiên tai lớn (Hà Nội, 5/2013).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị cấp cao APEC 2013 tổ chức tại Indonesia

Việt Nam đã quyết định và được các thành viên APEC hoàn toàn ủng hộ việc lần thứ hai đăng cai Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2017. Quyết định này nhằm tiếp tục triển khai mạnh mẽ chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thể hiện tầm nhìn dài hạn của Việt Nam về châu Á – Thái Bình Dương. 

Đây cũng sẽ là một đóng góp thiết thực nữa của Việt Nam góp phần duy trì vai trò và vị thế của APEC, xây dựng một châu Á – Thái Bình Dương của thế kỷ 21 tự cường, năng động và thịnh vượng – động lực của tăng trưởng toàn cầu.

Liên kết kinh tế khu vực nói chung và trong khuôn khổ APEC nói riêng cũng như hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới, với những nội hàm sâu rộng, mức độ cam kết cao hơn, mở rộng sang nhiều vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới.

Điều này đang đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với quốc gia có trình độ phát triển còn thấp như nước ta, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nỗ lực và chủ động đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, nhất là về thể chế và năng lực, tăng cường đồng thuận xã hội cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và địa phương để hội nhập quốc tế hiệu quả và phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị Cấp cao APEC 21
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị Cấp cao APEC 21

Đây là dịp để Việt Nam đẩy mạnh triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng theo Nghị quyết Đại hội Đảng XI.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị Cấp cao APEC 21

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị Cấp cao APEC 21

Đây là dịp để Việt Nam đẩy mạnh triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng theo Nghị quyết Đại hội Đảng XI.

Ngoại trưởng Mỹ và Nga dự kiến bàn về Syria tại APEC
Ngoại trưởng Mỹ và Nga dự kiến bàn về Syria tại APEC

VOV.VN - Hiện Mỹ và Nga đang nỗ lực lên kế hoạch cho một hội nghị hòa bình về Syria trong thời gian tới.

Ngoại trưởng Mỹ và Nga dự kiến bàn về Syria tại APEC

Ngoại trưởng Mỹ và Nga dự kiến bàn về Syria tại APEC

VOV.VN - Hiện Mỹ và Nga đang nỗ lực lên kế hoạch cho một hội nghị hòa bình về Syria trong thời gian tới.

Phát biểu của Chủ tịch nước tại phiên đầu tiên của APEC 21
Phát biểu của Chủ tịch nước tại phiên đầu tiên của APEC 21

VOV.VN - VOV online trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại phiên họp đầu tiên của APEC.

Phát biểu của Chủ tịch nước tại phiên đầu tiên của APEC 21

Phát biểu của Chủ tịch nước tại phiên đầu tiên của APEC 21

VOV.VN - VOV online trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại phiên họp đầu tiên của APEC.

 APEC cam kết thực thi chính sách vĩ mô có trách nhiệm
APEC cam kết thực thi chính sách vĩ mô có trách nhiệm

VOV.VN - Chính sách này nhằm ngăn chặn tốc độ suy giảm phát triển kinh tế toàn cầu và các hoạt động giao dịch thương mại .

 APEC cam kết thực thi chính sách vĩ mô có trách nhiệm

APEC cam kết thực thi chính sách vĩ mô có trách nhiệm

VOV.VN - Chính sách này nhằm ngăn chặn tốc độ suy giảm phát triển kinh tế toàn cầu và các hoạt động giao dịch thương mại .

Lãnh đạo thế giới đặt nhiều kỳ vọng vào APEC 2013
Lãnh đạo thế giới đặt nhiều kỳ vọng vào APEC 2013

VOV.VN - Đối với nhiều nhà lãnh đạo thế giới, APEC đã phát triển vượt xa mong đợi, trở thành một diễn đàn chủ chốt của khu vực.

Lãnh đạo thế giới đặt nhiều kỳ vọng vào APEC 2013

Lãnh đạo thế giới đặt nhiều kỳ vọng vào APEC 2013

VOV.VN - Đối với nhiều nhà lãnh đạo thế giới, APEC đã phát triển vượt xa mong đợi, trở thành một diễn đàn chủ chốt của khu vực.

Việt Nam chủ động hội nhập APEC vì một châu Á-TBD tự cường
Việt Nam chủ động hội nhập APEC vì một châu Á-TBD tự cường

VOV.VN -Diễn đàn APEC là nơi hội tụ nhiều đối tác và sẽ tiếp tục là một trong những cơ chế hợp tác khu vực quan trọng đối với nước ta.

Việt Nam chủ động hội nhập APEC vì một châu Á-TBD tự cường

Việt Nam chủ động hội nhập APEC vì một châu Á-TBD tự cường

VOV.VN -Diễn đàn APEC là nơi hội tụ nhiều đối tác và sẽ tiếp tục là một trong những cơ chế hợp tác khu vực quan trọng đối với nước ta.

Thông điệp của Chủ tịch nước về Việt Nam đăng cai APEC 25
Thông điệp của Chủ tịch nước về Việt Nam đăng cai APEC 25

VOV.VN -"Chúng ta có được cơ hội quý báu để giới thiệu với cộng đồng quốc tế về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, có tiềm năng".

Thông điệp của Chủ tịch nước về Việt Nam đăng cai APEC 25

Thông điệp của Chủ tịch nước về Việt Nam đăng cai APEC 25

VOV.VN -"Chúng ta có được cơ hội quý báu để giới thiệu với cộng đồng quốc tế về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, có tiềm năng".

Bế mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21
Bế mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21

VOV.VN -Sau hai ngày làm việc khẩn trương và liên tục, chiều 8/10, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 21 đã chính thức bế mạc

Bế mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21

Bế mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21

VOV.VN -Sau hai ngày làm việc khẩn trương và liên tục, chiều 8/10, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 21 đã chính thức bế mạc

Hội nghị cấp cao APEC 21: Châu Á-Thái Bình Dương tự cường
Hội nghị cấp cao APEC 21: Châu Á-Thái Bình Dương tự cường

VOV.VN - Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 khai mạc tại đảo Bali, Indonesia ngày 7/10.

Hội nghị cấp cao APEC 21: Châu Á-Thái Bình Dương tự cường

Hội nghị cấp cao APEC 21: Châu Á-Thái Bình Dương tự cường

VOV.VN - Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 khai mạc tại đảo Bali, Indonesia ngày 7/10.

Trung-Nhật “tạm gác” vấn đề tranh chấp đảo tại Hội nghị APEC
Trung-Nhật “tạm gác” vấn đề tranh chấp đảo tại Hội nghị APEC

VOV.VN - Hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao APEC nhưng hai sẽ không đàm phán về vấn đề biển đảo.

Trung-Nhật “tạm gác” vấn đề tranh chấp đảo tại Hội nghị APEC

Trung-Nhật “tạm gác” vấn đề tranh chấp đảo tại Hội nghị APEC

VOV.VN - Hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao APEC nhưng hai sẽ không đàm phán về vấn đề biển đảo.

Phát biểu của Chủ tịch nước trong phiên họp tầm nhìn APEC
Phát biểu của Chủ tịch nước trong phiên họp tầm nhìn APEC

VOV.VN- Ngày 8/10, Chủ tịch nước có bài phát biểu tại phiên họp về tầm nhìn APEC về kết nối trong cấu trúc quốc tế và khu vực đang định hình.

Phát biểu của Chủ tịch nước trong phiên họp tầm nhìn APEC

Phát biểu của Chủ tịch nước trong phiên họp tầm nhìn APEC

VOV.VN- Ngày 8/10, Chủ tịch nước có bài phát biểu tại phiên họp về tầm nhìn APEC về kết nối trong cấu trúc quốc tế và khu vực đang định hình.