BT Nguyễn Mạnh Hùng: “Não” người Việt Nam đang bị lưu ở nước ngoài

VOV.VN - Thông tin cá nhân, hoạt động hàng ngày như mua gì, đi đâu, yêu ai… của nhiều người Việt ở trên mạng xã hội, nhưng được kiểm soát bởi nước ngoài.

Tại phiên chất vấn sáng nay (8/11), đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cho biết hiện nay, người Việt Nam có xu thế tham gia mạng xã hội nước ngoài cao hơn rất nhiều so với mạng xã hội trong nước, khiến công tác quản lý đối với mạng xã hội nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã trao đổi.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp)

“Vấn đề đặt ra ở đây là cần xây dựng hệ thống mạng xã hội trong nước như thế nào đủ mạnh để có thể cạnh tranh và tiến tới thay thế dần các mạng xã hội nước ngoài. Đây là điều mà Bộ trưởng rất tâm đắc. Tôi muốn hỏi Bộ trưởng đến lúc nào mạng xã hội trong nước của chúng ta đủ mạnh có thể thay thế được mạng xã hội nước ngoài?”, đại biểu đoàn Đồng Tháp chất vấn.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn TPHCM) cho rằng việc cơ quan quản lý, nhất là Bộ TT&TT chưa có giải pháp để xây dựng thương hiệu mạng xã hội Việt Nam đều đặn. Điều này giúp cho Việt Nam vừa quản lý được các nguồn tin của mình, vừa có thể phát triển kinh tế.

“Đề nghị Bộ trưởng đưa ra một giải pháp thực sự hiệu quả để ngăn chặn những tin xấu độc trên mạng xã hội một cách lâu dài, chứ không chỉ là giải pháp tình thế”, đại biểu đoàn TPHCM tranh luận.

Mạng xã hội Việt Nam vừa là thông tin vừa là nền tảng cho kinh tế số

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu vấn đề: “Chúng ta có nên có một hệ sinh thái số Việt Nam không? Bộ đã làm gì để xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam?”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thực ra trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện nay, có rất ít quốc gia đặt ra vấn đề hệ sinh thái số riêng. Việt Nam đặt ra là do câu chuyện người Việt Nam muốn làm chủ thực sự. Bởi lẽ, nếu Việt Nam không làm chủ trên không gian này, sau này kinh tế số muốn phát triển rất khó nói đến mức độ tự chủ nền kinh tế số.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Khi lên nhận vị trí Bộ trưởng thì sau 15 ngày việc đầu tiên, tôi đã là thành lập tổ công tác hỗ trợ phát triển mạng xã hội Việt Nam".

Theo Bộ trưởng, “Khi tôi nhận vị trí Bộ trưởng, các mạng xã hội Việt Nam có khoảng gần 50 triệu người dùng, bao gồm cả những mạng xã hội nhỏ. Sau khi tập trung thúc đẩy sau 1 năm hiện nay mạng xã hội Việt Nam đã có khoảng 65 triệu người dùng, tăng 30%. Với tốc độ này, đến năm 2020 mục tiêu đạt 90 triệu người dùng tương đương với các mạng xã hội nước ngoài hiện nay như Facebook, Google, Instagram…”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Lý giải nguyên nhân vì sao lại cần ít nhất là tương đương với mạng xã hội nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Chúng ta nghĩ gì, nói gì, thậm chí yêu ai, mua gì… đều nằm trên mạng xã hội. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả các thông tin đó đang nằm ở một mạng xã hội. Điều đó có nghĩa rằng, “não” người Việt Nam tập trung ở một chỗ mà ở chỗ đấy hiện nay không nằm ở Việt Nam”.

“Bây giờ người ta mới dùng vào quảng cáo thôi nhưng sau này người ta sẽ dùng vào việc gì? Rất nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Vì thế, nếu trên không gian mạng, chúng ta không đặt 100% dữ liệu vào đâu cả. Chúng ta phân tán dữ liệu và tạo sự an toàn”, Bộ trưởng Bộ TT&TT chỉ rõ.

Không đặt mục tiêu mạng xã hội trong nước thay thế nước ngoài

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, Việt Nam không đặt mục tiêu thay thế mạng xã hội nước ngoài, bởi lẽ mạng xã hội có chức năng, không gian và khách hàng riêng. Đất nước mở cửa, Việt Nam phải mời gọi mọi người vào đây làm ăn, thậm chí Thủ tướng Chính phủ còn đi động viên, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

“Ai vào đây làm ăn cũng được. Càng nhiều càng tốt, nhưng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Vào Việt Nam làm ăn thịnh vượng nhưng phải làm cho Việt Nam thịnh vượng. Không thể vào đây thịnh vượng mà lại làm cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam lụn bại. Mạng xã hội trong nước và nước ngoài sẽ song song tồn tại, với điều kiện nước ngoài phải tuân thủ luật pháp Việt Nam như các mạng xã hội Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ có luật xử lý tin giả trên mạng xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ có luật xử lý tin giả trên mạng xã hội

VOV.VN -Theo Bộ trưởng TT&TT, Thủ tướng đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông sớm có quy định pháp luật về xử lý tin giả.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ có luật xử lý tin giả trên mạng xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ có luật xử lý tin giả trên mạng xã hội

VOV.VN -Theo Bộ trưởng TT&TT, Thủ tướng đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông sớm có quy định pháp luật về xử lý tin giả.

Rao làm bằng giả, cuộc gọi rác hoành hành, Bộ TT-TT có giải pháp gì?
Rao làm bằng giả, cuộc gọi rác hoành hành, Bộ TT-TT có giải pháp gì?

VOV.VN - ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về tình trạng tin nhắn rác, quảng cáo làm bằng giả, cuộc gọi rác tràn lan... ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Rao làm bằng giả, cuộc gọi rác hoành hành, Bộ TT-TT có giải pháp gì?

Rao làm bằng giả, cuộc gọi rác hoành hành, Bộ TT-TT có giải pháp gì?

VOV.VN - ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về tình trạng tin nhắn rác, quảng cáo làm bằng giả, cuộc gọi rác tràn lan... ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Sẽ có Nghị định bảo vệ thông tin cá nhân
Sẽ có Nghị định bảo vệ thông tin cá nhân

VOV.VN -Trước tình trạng nhiều báo chí, mạng xã hội khai thác quá mức thông tin đời tư, Bộ trưởng TT-TT cho rằng, sẽ có nghị định bảo vệ thông tin cá nhân.

Sẽ có Nghị định bảo vệ thông tin cá nhân

Sẽ có Nghị định bảo vệ thông tin cá nhân

VOV.VN -Trước tình trạng nhiều báo chí, mạng xã hội khai thác quá mức thông tin đời tư, Bộ trưởng TT-TT cho rằng, sẽ có nghị định bảo vệ thông tin cá nhân.