Sàn giao dịch khoa học và công nghệ ở Việt Nam có cũng như không

VOV.VN - Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn bị đánh giá là lạc hậu.

Trong 10 ngành được khảo sát, có 7 ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, gần 60% doanh nghiệp đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm. Các công nghệ của các doanh nghiệp đến chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc. Tỷ lệ các công nghệ có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, trong đó có trên 18% là công nghệ trước năm 2005.

Trình độ công nghệ và máy móc thiết bị trong ngành chế biến chế tạo của Việt Nam còn rất hạn chế. (Ảnh minh họa: KT).

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, những con số trên đã cho thấy phần nào thực trạng trình độ công nghệ và máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam và sự cần thiết phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.

Cũng theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI công bố mới đây, có tới gần 85% các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển và chỉ có gần 14% các doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.

Việc đổi mới quy trình, chủ yếu các doanh nghiệp thực hiện thông qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ hiện tại, trong khi các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức KH&CN đến doanh nghiệp lại rất thấp (dưới 1%).

Thêm vào đó, việc đổi mới sáng tạo chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như cắt giảm chi phí sản phẩm, nhưng ít tập trung cho nghiên cứu để có được những sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị trường.

Giới chuyên gia nhận định, điều này cho thấy sự liên kết giữa doanh nghiệp (bên cầu trong thị trường khoa học công nghệ) với các viện trường, các nhà khoa học (bên cung) vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp” đã được đề cập nhiều, tuy nhiên dường như vẫn còn một khoảng cách không nhỏ giữa nhu cầu đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các kết quả nghiên cứu khoa học của các viện/trường.

Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay chưa thực sự đầy đủ và đáp ứng được mong muốn của các bên tham gia vào thị trường khoa học và công nghệ, sự kết nối giữa các nhà khoa học của Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp KH&CN với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, phân phối, thương mại hiện còn hạn chế.

Tổ chức trung gian chưa đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong các giao dịch liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ. Các sàn giao dịch công nghệ hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa khẳng định được vai trò là đầu mối trong việc thu hút, tập hợp công nghệ trong nước và quốc tế.

Ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội cho biết, nhiều sàn giao dịch KH&CN đã được thành lập ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên, hiệu quả không được như kỳ vọng là do các sàn giao dịch chưa tập hợp đủ nhu cầu, cũng như công khai minh bạch các nhu cầu đó.

Ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội.
"Nguyên do là sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với việc phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa cao, cũng như không có chiến lược phát triển cụ thể, lâu dài. Chỉ khi doanh nghiệp xác định mục tiêu sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, thì họ mới quan tâm đến con người, quan tâm đến khoa học công nghệ", ông Hiệp lý giải.

Ngoài ra, theo ông Hiệp, cách thức tiếp cận của các sàn giao dịch KH&CN đối với doanh nghiệp cũng chưa phù hợp. Cụ thể, sàn giao dịch KH&CN phải là nơi thể hiện rõ doanh nghiệp cần công nghệ gì, có bao nhiêu lựa chọn công nghệ cho mục đích của doanh nghiệp, thời điểm nào cần áp dụng... Tất cả dẫn đến cung cầu không thể gặp nhau và sàn giao dịch KH&CN có nhưng không phát huy hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ blockchain vào xây dựng Chính phủ điện tử
Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ blockchain vào xây dựng Chính phủ điện tử

VOV.VN - Phát huy tối đa tiềm năng công nghệ blockchain cho phát triển kinh tế, xã hội nhưng vẫn bảo đảm an ninh quốc phòng đất nước và giảm thiểu rủi ro.

Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ blockchain vào xây dựng Chính phủ điện tử

Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ blockchain vào xây dựng Chính phủ điện tử

VOV.VN - Phát huy tối đa tiềm năng công nghệ blockchain cho phát triển kinh tế, xã hội nhưng vẫn bảo đảm an ninh quốc phòng đất nước và giảm thiểu rủi ro.

Việt Nam “đội sổ” ASEAN về hệ số chuyển giao công nghệ từ DN FDI
Việt Nam “đội sổ” ASEAN về hệ số chuyển giao công nghệ từ DN FDI

VOV.VN - Hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp (DN) FDI tới DN trong nước của Việt Nam thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia.

Việt Nam “đội sổ” ASEAN về hệ số chuyển giao công nghệ từ DN FDI

Việt Nam “đội sổ” ASEAN về hệ số chuyển giao công nghệ từ DN FDI

VOV.VN - Hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp (DN) FDI tới DN trong nước của Việt Nam thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia.

Ngành nông nghiệp dễ mất thị trường nếu chậm ứng dụng công nghệ
Ngành nông nghiệp dễ mất thị trường nếu chậm ứng dụng công nghệ

VOV.VN - Chậm ứng dụng công nghệ, ngành nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ mất thị trường ngay trên sân nhà khi nông sản các nước tràn vào.

Ngành nông nghiệp dễ mất thị trường nếu chậm ứng dụng công nghệ

Ngành nông nghiệp dễ mất thị trường nếu chậm ứng dụng công nghệ

VOV.VN - Chậm ứng dụng công nghệ, ngành nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ mất thị trường ngay trên sân nhà khi nông sản các nước tràn vào.

Làm nông nghiệp, không phải cứ ứng dụng công nghệ cao là thành công
Làm nông nghiệp, không phải cứ ứng dụng công nghệ cao là thành công

VOV.VN - Công nghệ đã đến tận "cửa", tuy nhiên nông nghiệp thông minh không phải cứ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến là sẽ thành công.

Làm nông nghiệp, không phải cứ ứng dụng công nghệ cao là thành công

Làm nông nghiệp, không phải cứ ứng dụng công nghệ cao là thành công

VOV.VN - Công nghệ đã đến tận "cửa", tuy nhiên nông nghiệp thông minh không phải cứ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến là sẽ thành công.