Sai lầm cần tránh khi sử dụng dầu ô liu để chiên rán

VOV.VN - PGS TS Lê Thị Hồng Hảo: dầu ô liu nên dùng trong chế biến các món cần nhiệt độ thấp như trộn salad hay dùng để rưới lên các món ăn.

Dầu ăn là một thành phần không thể thiếu trong gian bếp của người nội trợ, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách.Tại hội thảo “Sức khỏe và An toàn Thực phẩm” do Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam tổ chức, PGS TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia cho biết, hiện có nhiều người vẫn tin rằng việc sử dụng dầu ô liu để chiên rán rất tốt. Tuy nhiên, điều này vô cùng sai lầm.

Bà Hảo nêu rõ: Chúng ta tuyệt đối không được dùng dầu ô liu làm nguyên liệu chế biến bởi ở nhiệt độ cao nó có thể làm phá hủy các chất chống oxy hóa trong dầu, làm thay đổi hương vị thơm ngon vốn có của dầu và tác dụng có lợi cũng giảm theo. Nếu chiên nhiệt độ cao dầu dễ cháy khét gây ra các chất độc hại cho cơ thể. Do đó, dầu ô liu được khuyên dùng trong chế biến các món cần nhiệt độ thấp như trộn salad hay dùng để rưới lên các món ăn.

Bà Hảo nêu rõ: hiện nay các loại dầu trên thị trường vẫn chưa phân biệt được loại dầu nào được chiên, dầu nào chỉ dùng trộn salad. Ngoài ra, một số loại dầu khác cũng không nên sử dụng tái đi tái lại. Việc khiến các chuyên gia dinh dưỡng đau đầu nhất vẫn là ở các cơ sở chế biến.

Các bà nội trợ cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm đã qua kiểm nghiệm, tránh sử dụng các mặt hàng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc để bữa cơm gia đình được an toàn.

Bà Hảo cho biết, Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia đã từng tiến hành lấy mẫu dầu của các cơ sở chế biến thực phẩm trong 4 quận nội thành Hà Nôi năm 2012 như: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, hầu hết các cơ sở chế biến đều dùng dầu chiên đi chiên lại, có nơi chiên đi chiên lại đến 3 – 4 lần.

“Thói quen ăn uống của người Việt hiện nay chính là nguy cơ rước bệnh vào người. Dầu không thể thiếu trong bếp ăn nhưng chế biến như thế nào không phải dễ dàng. Khi dầu bốc khói là khi các chất trong dầu đã biến đổi sang chất khác”, bà Hảo giải thích.

Cũng tại cuộc hội thảo, TS Nguyễn Quang Thảo – Trưởng phòng An toàn thực phẩm, Cục Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) chia sẻ: “Thói quen nguy hiểm của người Việt Nam đó là sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần mà không biết đây là việc mang đến bệnh ung thư. Hiện nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không nên chiên đi chiên lại dầu ăn và không dùng dầu ăn đã chiên đổ lẫn với dầu chưa dùng bao giờ”. 

Theo TS Thảo, dầu tốt phải là dầu xào nấu lên không bị đóng váng, đóng các mảng trắng trên thực phẩm khi nguội, nếu đóng cặn mỡ là dầu không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều chất béo no. Việc sử dụng dầu ăn tốt nhất là bảo quản trong lọ thuỷ tinh vì sử dụng dầu chai nhựa dễ bị phôi các chất từ nhựa. Sau khi sử dụng dầu ăn nên đóng kín lọ. Ông cũng gặp rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng dầu chiên xong cho vào một cái bát bữa sau dùng tiếp hoặc dùng để nấu canh, bất cứ cách nào đều không tốt cho sức khoẻ.

Bí quyết để mua được dầu ăn tốt nhất, theo TS Thảo chúng ta nên thử dầu bằng cảm quan, có thể đổ xíu dầu ra tay xoa xoa không ngửi thấy mùi tanh, mùi hôi là dầu an toàn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu thực vật từ dầu mè, dầu ô liu, dầu cọ, dầu dừa và dầu gạo, trong đó dầu dừa ít được sử dụng hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sai lầm cần tránh khi chế biến và ăn khoai tây
Sai lầm cần tránh khi chế biến và ăn khoai tây

VOV.VN - BS Nguyễn Trọng Hưng khuyên người tiêu dùng nên chọn những củ khoai tây sạch, tươi ngon, không biến đổi màu sắc tránh bị ngộ độc.

Sai lầm cần tránh khi chế biến và ăn khoai tây

Sai lầm cần tránh khi chế biến và ăn khoai tây

VOV.VN - BS Nguyễn Trọng Hưng khuyên người tiêu dùng nên chọn những củ khoai tây sạch, tươi ngon, không biến đổi màu sắc tránh bị ngộ độc.

11 món ăn người ăn chay phải tránh xa
11 món ăn người ăn chay phải tránh xa

VOV.VN - Có những món ăn chay dù có vẻ chẳng liên quan đến thịt nhưng thành phần của chúng lại thực sự chẳng "chay tịnh" chút nào.

11 món ăn người ăn chay phải tránh xa

11 món ăn người ăn chay phải tránh xa

VOV.VN - Có những món ăn chay dù có vẻ chẳng liên quan đến thịt nhưng thành phần của chúng lại thực sự chẳng "chay tịnh" chút nào.

Sai lầm cần tránh, uống cà phê quá nóng có thể gây ung thư
Sai lầm cần tránh, uống cà phê quá nóng có thể gây ung thư

Cà phê nói riêng và các loại đồ uống nói chung nếu quá nóng sẽ gây bỏng thực quản, lặp đi lặp lại liên tục có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Sai lầm cần tránh, uống cà phê quá nóng có thể gây ung thư

Sai lầm cần tránh, uống cà phê quá nóng có thể gây ung thư

Cà phê nói riêng và các loại đồ uống nói chung nếu quá nóng sẽ gây bỏng thực quản, lặp đi lặp lại liên tục có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Những lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành để chiên rán
Những lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành để chiên rán

Khi sử dụng dầu đậu nành, người tiêu dùng cũng cần lưu ý một số nguyên tắc khi chế biến thức ăn.

Những lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành để chiên rán

Những lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành để chiên rán

Khi sử dụng dầu đậu nành, người tiêu dùng cũng cần lưu ý một số nguyên tắc khi chế biến thức ăn.

Những ai không nên ăn thịt vịt?
Những ai không nên ăn thịt vịt?

VOV.VN - Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được nó.

Những ai không nên ăn thịt vịt?

Những ai không nên ăn thịt vịt?

VOV.VN - Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được nó.