Lấy được vợ đẹp nhờ tiếng Pí thiu

VOV.VN -Tỏ tình bằng tiếng sáo, từ yêu đến cưới là cả một chặng đường dài thử thách khi chàng trai phải ở rể hơn chục năm. Đó là tục lệ của người La ha Tây Bắc.

Mượn tiếng Pí thiu tỏ lời yêu

Con trai, con gái La ha được tự do yêu đương tìm hiểu, không bị bố mẹ ép gả. Tuy nhiên, họ cũng phải được bố mẹ ưng thuận. Để tỏ tình, chàng trai phải đến nhà cô gái làm quen. Đứng nơi đầu hồi, bên bức vách cô gái ngủ, chàng trai thủ thỉ lời yêu bằng tiếng sáo pí thiu.

Dậy đi em!
Dậy ra ngoài sàn ngắm sao cùng anh đi
Sàn trước, sàn sau ngắm sao cùng anh đi
Anh ở bên dưới sàn này
Bọ cắn anh bằng cái vung
Muỗi đốt anh bằng cái cót
Ra ngoài sàn cùng anh ngắm sao đi
Sao hỏa rơi xuống góc bên trái nhà em
Sao kim rơi xuống góc phải nhà em

Dậy đi em!
Một mình anh ở ngoài buồn lắm..."

"Ngày xưa mình nói lời yêu bằng tiếng sáo như thế đấy. Mình hẹn hò ngoài sàn. Lấy sáo pí thiu ra thổi, nói lên nỗi lòng mình. Nếu cô gái ưng bụng sẽ mở cửa cho mình lên nói chuyện hay dệt vải cùng nhau". - Ông Quàng Văn Chung, bản Nà Tạy, xã Pi Toong, huyện Mường La, Sơn La nhớ lại cách tỏ lời yêu một thời của người La ha.

Một người đàn ông La Ha ở Tà Mít đang thổi sáo... Ảnh: Vnnet

Hóa ra, tiếng sáo pí thiu là cầu nối, rút gần khoảng cách của người con trai với người mình yêu. Cũng nhờ tiếng sáo mà bao nhiêu trai gái La ha ở Pi Toong mới nên đôi.

Không chỉ là cầu nối tình yêu, tiếng sáo cũng chỉ dẫn cho trái tim và lý trí cô gái nhận ra người con trai ấy thật lòng hay giả dối. Theo ông Lò Văn Pháng, bản Nà Tạy, nếu như không nhận được tín hiệu từ tiếng sáo, bố mẹ cô gái cũng sẽ chẳng bao giờ cho phép chàng trai lên nhà mình.

"Nhà có gái rồi mình sẽ biết anh chàng nào đó đến với con gái mình. Nhận ra cũng chưa yêu đâu, mà là xin phép tìm hiểu con gái mình. Nếu mình không có tiếng sáo, tự ý xông vào chắc chắn ông bà nhà gái sẽ đuổi. Anh nào không biết thổi sáo thì buổi tối sẽ lên nhà chào hỏi gia đình. Ngày xưa nghiêm ngặt như vậy". 

Lễ vật thách cưới càng cao nếu cô dâu tốt nết

Nghe tiếng sáo nhận ra chàng rể, đó cũng là cách chào hỏi lễ phép của chàng trai đối với gia đình bên vợ tương lai. Buổi đầu làm quen là vậy. Còn khi đã được nhà gái chấp nhận, chàng trai sẽ báo cho bố mẹ nhờ mối mai sang cưới. Lễ vật cũng tùy điều kiện và sự thách cưới của nhà cô dâu.

"Lợn, gà, rượu này. Rượu chum, rượu chai đi cưới. Thời xưa thì có lợn,gà, thách to thì trâu. Nhà gái thách gì mình phải có cái đấy. Lễ vật càng cao, chứng tỏ dâu càng tốt nết, gia đình hai bên cũng khá giả đấy". - Ông Pháng nói.

Lễ cầu an là dịp trai gái người La ha kết đôi

Gia đình nhà gái đồng ý cưới nhưng chàng trai sẽ không được tổ chức đám cưới rước vợ về nhà ngay. Anh ta phải ở rể nhà vợ, thực hiện nghĩa vụ cũng như thử thách bên nhà vợ mới được đón dâu về. Với người La ha đó là cách chàng rể báo hiếu bố mẹ vợ.

"Ngày xưa phải ở rể 12 năm, nhưng không được ngủ với nhau đâu. Chỉ được nói chuyện thôi. Ở rể để báo hiếu công sinh thành, dưỡng dục bố mẹ vợ nuôi con khôn lớn rồi gả cho mình. Mình ở rể cũng là để mình và anh em họ hàng bên ngoại gần gũi với nhau. Giờ không còn tục này nữa. Muốn ở chỉ ở 1 - 2 ngày thôi".

Ngoại tình phạt nặng

 Ngày cưới chính thức, nhà trai sẽ tổ chức đón dâu. Đón dâu về, người bác gái hoặc chị gái đợi sẵn ngoài cửa cầm tay cô dâu dắt vào nhà. Khi ấy, nhà trai sẽ có một mâm cỗ cúng tổ tiên để nhận dâu. Từ đây, cô dâu sẽ có cuộc sống mới.

Một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới người La ha là nghi lễ búi tóc cho cô dâu. Bà mối mát tay hay bác gái chú rể, sẽ thực hiện nghi lễ này. "Bà ấy phải là người tốt nết, có lối sống hạnh phúc, gia đình sung túc, làm ăn khá giả, biết ăn, biết nói để lấy may mắn cho đôi vợ chồng. Búi tóc xong, gia đình có đồ sính lễ tặng dâu sẽ mang ra tặng hết. Vòng cổ, vòng tay, nhẫn... để vợ chồng có vốn làm ăn". - Ông Quàng Văn Chung cho hay.

Người La ha có tư tưởng thoáng trong hôn nhân, nhưng trọng đức hạnh. Bởi vậy trong tình yêu, hôn nhân sự chung thủy được đặt lên hàng đầu. Nếu trong thời gian ở rể chưa chính thức, chàng trai hoặc cô gái có quan hệ với người khác, gia đình hai bên sẽ có hình thức xử lý rất riêng.

"Có trường hợp cũng quay lại với nhau mà có trường hợp bỏ nhau. Nếu có của hồi môn rồi sẽ phải phạt. Phải trả lại của hồi môn của bên nhà trai. Ở rể chính thức rồi thì sẽ phạt người ngoại tình 1 con lợn 30 - 50 cân, cùng với rượu, gạo để xin lỗi hai bên nội, ngoại. Nhất trí sửa đổi thì ở lại với nhau. Tái phạm coi như bỏ". 

Bởi sự răn đe nghiêm khắc, có tình, có lý trong cách xử, nên trong cộng đồng người La ha, không có chuyện vợ chồng bỏ nhau. Sự son sắt, thủy chung luôn được các bà, các mẹ giáo dục cho các cháu, con từ tấm bé. Đó cũng là một nét đáng quý trong hôn nhân của người La ha ở mảnh đất Tây Bắc này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc
Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc

VOV.VN - Các đội thi đã đem đến chương trình những bộ trang phục dân tộc hết sức độc đáo và đa dạng, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc.

Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc

Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc

VOV.VN - Các đội thi đã đem đến chương trình những bộ trang phục dân tộc hết sức độc đáo và đa dạng, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc.

“Bánh Ít” trong ngày tết “Xíp xí” của người Thái trắng Tây Bắc
“Bánh Ít” trong ngày tết “Xíp xí” của người Thái trắng Tây Bắc

VOV.VN - Tết "Xíp xí" là phong tục đặc trưng và độc đáo riêng có của người Thái trắng ở Sơn La và các tỉnh Tây Bắc.

“Bánh Ít” trong ngày tết “Xíp xí” của người Thái trắng Tây Bắc

“Bánh Ít” trong ngày tết “Xíp xí” của người Thái trắng Tây Bắc

VOV.VN - Tết "Xíp xí" là phong tục đặc trưng và độc đáo riêng có của người Thái trắng ở Sơn La và các tỉnh Tây Bắc.

Vui Tết xíp xí với người Thái Trắng ở Tây Bắc
Vui Tết xíp xí với người Thái Trắng ở Tây Bắc

VOV.VN -Hàng năm cứ vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, người Thái trắng lại tổ chức Tết xíp xí theo nét đặc trưng riêng của dân tộc

Vui Tết xíp xí với người Thái Trắng ở Tây Bắc

Vui Tết xíp xí với người Thái Trắng ở Tây Bắc

VOV.VN -Hàng năm cứ vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, người Thái trắng lại tổ chức Tết xíp xí theo nét đặc trưng riêng của dân tộc

Hành hương về Tây Bắc trong mùa Vu Lan báo hiếu
Hành hương về Tây Bắc trong mùa Vu Lan báo hiếu

VOV.VN - Tháng 8 hàng năm, cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu, du khách và Phật tử bốn phương lại nô nức hành hương tới miền đất Phật trên đỉnh thiêng Fansipan.

Hành hương về Tây Bắc trong mùa Vu Lan báo hiếu

Hành hương về Tây Bắc trong mùa Vu Lan báo hiếu

VOV.VN - Tháng 8 hàng năm, cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu, du khách và Phật tử bốn phương lại nô nức hành hương tới miền đất Phật trên đỉnh thiêng Fansipan.