Đặc sản Tây Bắc đắt hàng ngày Tết

(VOV) -Càng giáp Tết, thị trường tiêu thụ các loại đặc sản như măng khô, thịt khô hun khói.. trở nên sôi động.

Sơn La là nơi có nhiều món đặc sản mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như măng khô, thịt khô hun khói, lạp sườn hun khói... Đây là những loại thực phẩm được bà con các dân tộc tự chế biến bằng chính nguyên liệu của địa phương.

Những món đặc sản này là những món quà được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết, cũng như làm hàng hóa tiêu thụ trong tỉnh và các thị trường lớn như Hà Nội. Càng giáp Tết, thị trường tiêu thụ các loại đặc sản này tại Sơn La càng sôi động.

Ngay từ đầu tháng Chạp, tại các chợ trên địa bàn thành phố Sơn La đã có rất nhiều món đặc sản được bày bán như măng khô, hạt bí, mộc nhĩ… Theo chị Nguyễn thị Thanh, tiểu thương chợ Mùng 7/11, thời điểm này hàng chủ yếu bán buôn để vận chuyển đi tiêu thụ tại các chợ lớn như Hà Nội.

Có ngày chị bán được 50 - 60 kg măng khô, nhất là loại măng khô xé nhỏ được người tiêu dùng ưa thích, vì tiện sử dụng, lại ngon. Đến thời điểm này giá măng khô trung bình 200.000 đồng/kg, cho dù trước đó khoảng nửa tháng là 150.000 đồng/kg

Tiêu thụ mạnh nhất trong những ngày Tết phải kể đến các món đặc sản như thịt trâu, bò khô hun khói, lạp sườn. Đã hơn một tháng nay, các hộ sản xuất, chế biến thịt bò, thịt trâu khô ở khu vực Bản Lầu, phường Chiềng An tấp nập ra vào người bán, người mua. Có những hộ mỗi ngày chế biến và tiêu thụ  gần 1 tạ thịt trâu, bò.

Giá cả các loại đặc sản này cũng thay đổi thường xuyên, càng giáp Tết thì giá càng tăng. Thời điểm đầu tháng 1, một cân thịt bò, thịt trâu khô giá 500.000 đồng, nhưng đến nay có giá 680.000 – 700.000 đồng/kg. Lạp sườn hun khói tăng từ 350.000 – 450.000 đồng/kg. Thịt lợn hun khói hiện tại có giá 400.000 một cân.

Bà Tòng thị Xuân, ở bản Lầu, thành phố Sơn La cho biết: “So với năm ngoái, năm nay giá cả các loại thịt trâu, thịt bò, thịt lợn tăng hơn do giá thịt tươi cũng đắt. Làm các loại thịt khô, chúng tôi phải lựa chọn thịt ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới chế biến được thịt khô ngon, mới giữ được uy tín với khách hàng. Mấy năm nay, khách hàng ở các tỉnh khác đặt hàng rất nhiều nên có ngày tôi phải làm hàng tạ thịt tươi”.

Ngày Xuân, trong tiết trời se lạnh bên bạn bè, cùng cảm nhận vị ngọt cay của thịt, vị nồng của rượu mới thấm hết hương vị Tây Bắc. Những món đặc sản này còn giúp rất nhiều người Thái ở Sơn La làm giàu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng ế ẩm hàng hóa Tết
Đà Nẵng ế ẩm hàng hóa Tết

(VOV) -Tết đang cận kề, thế nhưng không khí mua sắm tại TP Đà Nẵng khá trầm lắng, lượng khách thưa thớt.

Đà Nẵng ế ẩm hàng hóa Tết

Đà Nẵng ế ẩm hàng hóa Tết

(VOV) -Tết đang cận kề, thế nhưng không khí mua sắm tại TP Đà Nẵng khá trầm lắng, lượng khách thưa thớt.

Ấm áp Tết quê hương
Ấm áp Tết quê hương

(VOV) -Nhiều kiều bào về quê hương không chỉ đơn thuần là ăn Tết, mà còn tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.

Ấm áp Tết quê hương

Ấm áp Tết quê hương

(VOV) -Nhiều kiều bào về quê hương không chỉ đơn thuần là ăn Tết, mà còn tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.

Nỗi lòng công nhân trước ngày về quê ăn Tết
Nỗi lòng công nhân trước ngày về quê ăn Tết

(VOV) - Thu nhập thấp, ngay cả cuộc sống bình thường cũng không đảm bảo nên hầu hết công nhân đều “ngại” Tết.

Nỗi lòng công nhân trước ngày về quê ăn Tết

Nỗi lòng công nhân trước ngày về quê ăn Tết

(VOV) - Thu nhập thấp, ngay cả cuộc sống bình thường cũng không đảm bảo nên hầu hết công nhân đều “ngại” Tết.