Giáo hội Phật giáo: Dâng sao giải hạn không phải của Phật giáo

VOV.VN - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN yêu cầu tăng ni, nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân

Ngày 20/2/2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có công văn số 033/CV-HĐTS về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an cho Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới.

Công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn- Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố

Công văn nêu rõ, nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc là nhu cầu của con người. Cầu nguyện là bản năng của con người, là khuynh hướng chủ đạo của tất cả các tôn giáo từ thuở sơ khai. Phật giáo là một tôn giáo lớn của nhân loại, cũng như các tôn giáo và niềm tin tín ngưỡng khác có chức năng là chỗ dựa tinh thần tâm linh cho con người.

Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm trở lại đây đã tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh.

Cụ thể về nghi lễ dâng sao giải hạn, công văn của GHPGVN khẳng định: "Dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng pháp phương tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp."

Do đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN yêu cầu Tăng Ni, nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an.

Vì sự nghiệp hoằng dương chính pháp, không để xã hội hiểu sai về Phật giáo, giữ gìn hình ảnh trí tuệ của Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, công văn cũng yêu cầu, việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi mà phải đúng Chính pháp để mọi người hiểu luật nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, sống đời sống chính mệnh, chính nghiệp mới tránh được bất an trong đời sống của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?
Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?

VOV.VN - Luôn có những kiến giải khác nhau về niềm tin. Tôi tự chia thành niềm tin minh triết và niềm tin mù quáng từ những câu chuyện tâm linh của người Việt.

Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?

Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?

VOV.VN - Luôn có những kiến giải khác nhau về niềm tin. Tôi tự chia thành niềm tin minh triết và niềm tin mù quáng từ những câu chuyện tâm linh của người Việt.

“Dâng sao giải hạn là do con người bịa ra để an ủi bản thân”
“Dâng sao giải hạn là do con người bịa ra để an ủi bản thân”

VOV.VN -GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thẳng thắng cho rằng trong giáo lý nhà Phật không hề có dâng sao giải hạn.

“Dâng sao giải hạn là do con người bịa ra để an ủi bản thân”

“Dâng sao giải hạn là do con người bịa ra để an ủi bản thân”

VOV.VN -GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thẳng thắng cho rằng trong giáo lý nhà Phật không hề có dâng sao giải hạn.

Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng
Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng

VOV.VN -Cứ gần Tết Nguyên đán, lại có hàng ngàn người kéo đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn. Nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị hiểu sai, bị lạm dụng.

Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng

Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng

VOV.VN -Cứ gần Tết Nguyên đán, lại có hàng ngàn người kéo đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn. Nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị hiểu sai, bị lạm dụng.