Bình Định:

Không có chuyện người dân đổ xô đi khai thác "sâm rừng"

Một số người dân trong xã An Toàn đi tìm một loại cây được gọi cây "sâm rừng" nhưng thực chất họ cũng không biết là loại sâm gì.

Gần đây một số phương tiện thông tin phản ánh người dân xã An Toàn, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đổ xô đi khai thác "sâm rừng". Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã đến các thôn 1, 2 và 3 của xã An Toàn, gặp người dân và cán bộ huyện An Lão, xã An Toàn để tìm hiểu sự thật về vụ việc này. Chính quyền và nhiều người dân địa phương khẳng định không có chuyện người dân xã An Toàn đổ xô đi khai thác "sâm rừng".

Ông Đinh Công Niên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Toàn cho biết: Gần đây có thông tin một số người dân trong xã đi tìm một loại cây được gọi cây "sâm rừng" nhưng thực chất họ cũng không biết là loại sâm gì.

Dựa trên đặc tính phát triển của cây nên người dân gọi là cây sâm "bảy lá một bông”. Loại cây này thường sống dưới đất sình lầy hoặc ven khe đá lớn dưới suối. Hàng năm cứ vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, cây bắt đầu nảy mầm và mọc thân mềm (dạng giống như thân cây bông súng), có chiều cao khoảng từ 30-35 cm và có bảy lá, một bông. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ra lá và bông, cây sẽ rụng hết cả lá và bông rồi "nằm lỳ" dưới đất và đợi vào đúng thời điểm năm sau mới lại nẩy mầm, ra lá và bông. Chính do đặc điểm sinh trưởng này của cây, nên rất khó tìm. Chỉ có ít người trong làng chuyên đi gài bẫy săn bắt thú rừng mới để ý phát hiện sau khi được một số người từ tỉnh ngoài đưa mẫu để tìm kiếm và thu mua với giá từ 150.000 - 350.000 đồng/kg.

Đến thôn 2, xã An Toàn, anh Đinh Văn Chi dẫn chúng tôi đi xem vài củ sâm “bảy lá, một bông” mà anh mới kiếm được và đem về trồng thử dưới triền dốc nhà mình. Cây đang mọc chồi nhoi lên khỏi mặt đất. Tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi đã xin anh một gốc và khi đào lên thì thấy củ có hình dạng như củ nghệ, củ gừng, tuy nhiên về kích thước có to hơn.

Khi được hỏi ở đây có ai biết cây này không, anh cho hay: Do hiếu kỳ nên tìm về trồng thử chứ ở trong làng cũng không có ai biết và đi khai thác. Già làng Đinh Văn Lý, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã An Toàn cũng nói, ông không biết củ sâm "bảy lá, một bông" là loại củ gì.

Rời thôn 2, chúng tôi theo con đường bê tông xuyên sâu dưới những cánh rừng đặc dụng đến thôn 1, tìm nhà ông Đinh Văn Trai - người đầu tiên tìm ra loại sâm này ở địa phương. Rất tiếc, khi đến nhà chỉ có vợ ông và người con dâu ở nhà, còn ông đã đi "khám bẫy" thú rừng từ sáng sớm. Con dâu của ông Trai cho biết việc bố chồng của chị đi tìm loại sâm này khó khăn lắm, lâu lâu mới có. Ở trong làng này cũng ít người đi tìm loại sâm này.

Ông Bùi Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện An Lão cho biết: Thông tin người dân xã An Toàn đổ xô đi khai thác sâm rừng (sâm bảy lá, một bông) là không chính xác. Bởi thực chất, hiện nay cũng chưa có nhà khoa học nào kết luận đây là một trong các loài sâm quí. Tại rừng An Toàn nói riêng và huyện An Lão nói chung, dưới tán lá rừng có nhiều loại thảm thực vật, trong đó không ít loài thuốc quí nhưng loài sâm rừng (bảy lá, một bông) rất ít và khó tìm. Vì vậy, không phải người dân địa phương nào cũng biết và đi tìm. Cũng theo ông Dũng, vì ít và khó tìm nên ít người bỏ công tìm kiếm./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ngãi: Dân đổ xô đi tìm, đào gốc cây xá xị
Quảng Ngãi: Dân đổ xô đi tìm, đào gốc cây xá xị

Các cơ sở thu mua với giá cao, như cây có đường kính hơn 1m, bán với giá 1 triệu đồng.

Quảng Ngãi: Dân đổ xô đi tìm, đào gốc cây xá xị

Quảng Ngãi: Dân đổ xô đi tìm, đào gốc cây xá xị

Các cơ sở thu mua với giá cao, như cây có đường kính hơn 1m, bán với giá 1 triệu đồng.

Quảng Ngãi: Dân đổ xô nhổ cà gai bán cho thương lái
Quảng Ngãi: Dân đổ xô nhổ cà gai bán cho thương lái

Không một người dân nào biết chính xác thương lái thu mua cà gai để làm gì ngoài những lời truyền tai là cây này dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quảng Ngãi: Dân đổ xô nhổ cà gai bán cho thương lái

Quảng Ngãi: Dân đổ xô nhổ cà gai bán cho thương lái

Không một người dân nào biết chính xác thương lái thu mua cà gai để làm gì ngoài những lời truyền tai là cây này dùng làm thuốc chữa bệnh.