Trẻ tự kỉ khó tiếp cận được dịch vụ chăm sóc tốt

(VOV) - Nguyên nhân là vì hiện nay, chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ và giáo viên đạt chuẩn.

Tự kỉ đã trở thành một vấn đề lớn mang tính xã hội và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Australia. Ở những nước này, trẻ mắc tự kỉ đều được chăm sóc và hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trẻ mắc tự kỉ đang gia tăng nhưng việc điều trị và chăm sóc cho đối tượng này vẫn còn là một lĩnh vực mới và khó khăn. Số gia đình có trẻ mắc hội chứng tự kỉ được nhận hỗ trợ từ các chương trình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn rất ít.

Để hiểu hơn về hội chứng tự kỉ và những biện pháp để điều trị, chăm sóc cho trẻ, phóng viên VOV online phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Trẻ tự kỷ đang được chăm sóc, dạy dỗ đặc biệt tại Bệnh viện Nhi Hải Dương

PV: Thưa bà, trẻ em tự kỉ ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Bà có thể cho biết nguyên nhân vì sao?      

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Đúng là trẻ em mắc tự kỉ ở nước ta đang gia tăng. Ở Việt Nam, cứ 4 bé thì có 3 bé nam bị tự kỉ. Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, nếu như năm 2000, bệnh viện chỉ điều trị cho 2 trẻ bị tự kỉ thì 4 năm sau, con số này đã là 170 trẻ và đến năm 2008 là 324 em.

Hiện nay, trên thế giới chưa xác định nguyên nhân chính gây nên hội chứng tự kỉ ở trẻ em. Và vì sao trẻ em mắc tự kỉ gia tăng ở nước ta trong thời gian gần đây cũng như bé nam bị tự kỉ nhiều hơn bé nữ vẫn chưa được xác định rõ ràng và cần có thêm những nghiên cứu.

PV: Bà đánh giá như thế nào công tác điều trị, chăm sóc cho trẻ tự kỉ của Việt Nam hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Việc nhận biết hội chứng tự kỷ hay bệnh tử kỉ ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam là vấn đề tương đối mới. Thực chất, hội chứng tử kỉ ở trẻ mới chỉ được người dân nhận thức trong khoảng 20 năm trở lại đây nên việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho trẻ mới chỉ là bước đi ban đầu.

PV: Nhiều gia đình phản ánh là họ rất khó khăn trong việc phát hiện sớm hội chứng tự kỉ ở trẻ nhỏ. Theo bà, tại sao lại như vậy?
PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Trước tiên, bản thân đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn bình thường, xinh xắn. Hầu như các gia đình phát hiện ra những triệu chứng của bệnh tự kỉ ở trẻ bắt đầu từ sau tháng thứ 12 và tương đối rõ nét từ tháng thứ 18.

Vì sự phát triển tự nhiên của trẻ bắt đầu giảm dần đi nên mới có tình trạng các gia đình không biết lý do vì sao, cứ tưởng là triệu chứng chậm nói, chậm phát triển. Họ cứ để con mình như vậy, nhưng đến khi thấy những hiện tượng trên kéo dài thì mới đưa con đi khám. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho quá trình điều trị cho trẻ tự kỉ bị muộn.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến

Theo thống kê của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ trẻ tự kỉ đến khám và được chẩn đoán tự kỉ muộn tại Bệnh viện Nhi Trung ương còn cao (chiếm gần 44%).

Việc phát hiện xem trẻ có đúng bị tự kỉ hay không sẽ không giống như những bệnh thông thường khác mà cần phải có thời gian. Ví dụ như muốn biết trẻ bị khiếm thính hay không thì có thể đo thị lực và một số chẩn đoán khác là có thể kết luận được bị bệnh gì.

Tuy nhiên, đối với trẻ bị tự kỉ thì chưa thể kết luận ngay được, vì cần có nhiều bộ công cụ y tế đạt chuẩn để nhận biết xem trẻ tự kỉ ở mức độ, thuộc dạng nào. Do đó, việc chẩn đoán trẻ bị tự kỉ cũng rất khó khăn nên đòi hỏi Y học trên thế giới cũng như ở Việt Nam cần phải có thêm những nghiên cứu, khảo sát để đưa ra những biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ tự kỉ.

PV: Việc phát hiện trẻ bị tự kỉ để có biện pháp điều trị điều trị sớm là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, người dân được tiếp cận với các dịch vụ điều trị và chăm sóc trẻ tự kỉ lại rất khó khăn. Theo bà, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Hiện nay, ở nước ta chưa có đầy đủ các cơ sở, dịch vụ y tế chất lượng cao để điều trị cho trẻ tự kỉ. Việc điều trị và chăm sóc cho trẻ tự kỉ mới chỉ có ở một vài thành phố lớn. Còn ở những vùng, miền khó khăn của đất nước thì hầu như không có. Vì thế, những phụ huynh ở những vùng khó khăn đã phát hiện con bị tự kỉ muốn điều trị cho con thì họ phải đưa con lên các thành phố lớn nhưng chi phí điều trị, chăm sóc cho trẻ tự kỉ lại tương đối đắt. Do đó, nhiều gia đình đành để con ở nhà và tự chăm sóc.

Hiện nay, Viện Khoa học Giáo dục đang cùng với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT phối hợp với một số tổ chức nước ngoài để tài trợ cho những chương trình đào tạo, tập huấn điều trị, chăm sóc trẻ tự kỉ.
Kết quả bước đầu là tổ chức Autism Speaks (Hoa Kỳ) sẵn sàng cử đoàn chuyên gia sang tập huấn cho một số cán bộ, nhân viên y tế. Thông qua mô hình hợp tác này, hy vọng chúng ta sẽ có những liệu pháp điều trị phù hợp với trẻ tự kỉ ở trong nước.

Ngoài ra, chúng ta chưa có đầy đủ đội ngũ y, bác sĩ chữa trị, chuyên gia nghiên cứu về hội chứng tự kỉ ở trẻ. Nguồn nhân lực này không thể nhanh chóng có được mà họ cần phải được đi đào tạo, tập huấn ở trong và ngoài nước.

Để chăm sóc tốt cho trẻ tự kỉ, trước tiên là phải phát hiện bệnh sớm và trẻ cần phải được điều trị tại những cơ sở y tế đảm bảo chất lượng. Vì thế, các cán bộ, y, bác sĩ nhi phải được đào tạo kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ đầy đủ. Ngoài ra, chúng ta cần phải có những chương trình tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên giảng dạy trẻ tự kỉ.

Hiện nay, Viện Khoa học Giáo dục đang cùng với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT phối hợp với một số tổ chức nước ngoài để tài trợ cho những chương trình đào tạo, tập huấn điều trị, chăm sóc trẻ tự kỉ. Kết quả bước đầu là tổ chức Autism Speaks (Hoa Kỳ) sẵn sàng cử đoàn chuyên gia sang tập huấn cho một số cán bộ, nhân viên y tế. Thông qua mô hình hợp tác này, hy vọng chúng ta sẽ có những liệu pháp điều trị phù hợp với trẻ tự kỉ ở trong nước.

Ngoài ra, để trẻ tự kỉ được chăm sóc tốt, Nhà nước cần phải có những chương trình bảo trợ xã hội cho những gia đình, cha mẹ có trẻ mắc bệnh tự kỉ, để họ bớt đi những khó khăn trong việc chăm sóc con.

PV: Bà có thể đưa ra lời khuyên nào cho những cha mẹ có con bị mắc hội chứng tự kỉ?

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến: Khi cha mẹ phát hiện con mình có những triệu chứng bất thường trong quá trình phát triển như: chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, có những biểu hiện bất thường trong sinh hoạt và hành vi thì phải đưa con đến ngay các cơ sở y tế, các bác sĩ có hiểu biết về hội chứng tự kỉ để họ có những lời khuyên tốt trong việc chăm sóc con.

Thứ hai là cha mẹ cần chấp nhận những thiếu hụt hay chậm trễ trong sự phát triển của trẻ càng sớm càng tốt. Nếu họ chấp nhận sớm thì mới có thể nghĩ ra giải pháp điều trị hữu hiệu cho con mình. Bởi vì trẻ tự kỉ nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội chữa trị và chăm sóc để trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội.

Việc điều trị cho trẻ tự kỉ mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì, phải biết phối hợp với nhà trường, cơ sở y tế và tuân thủ những quy tắc trong việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ.

PV: Xin cảm ơn bà!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chú trọng sức khỏe tổng quát cho trẻ tự kỷ
Chú trọng sức khỏe tổng quát cho trẻ tự kỷ

(VOV) - Sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ là chủ quan với những bệnh thông thường khác của trẻ

Chú trọng sức khỏe tổng quát cho trẻ tự kỷ

Chú trọng sức khỏe tổng quát cho trẻ tự kỷ

(VOV) - Sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ là chủ quan với những bệnh thông thường khác của trẻ

Thế giới qua đôi mắt trẻ tự kỷ
Thế giới qua đôi mắt trẻ tự kỷ

Những bức ảnh do chính trẻ em tự kỷ chụp thể hiện ước mong cuộc sống bình thường và hòa nhập cộng đồng của các em.

Thế giới qua đôi mắt trẻ tự kỷ

Thế giới qua đôi mắt trẻ tự kỷ

Những bức ảnh do chính trẻ em tự kỷ chụp thể hiện ước mong cuộc sống bình thường và hòa nhập cộng đồng của các em.

Ánh sáng xanh đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng
Ánh sáng xanh đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Hàng trăm ngọn đèn xanh lơ đã được thắp sáng trong "Đêm nhạc xanh - Light It Up Blue" để ủng hộ cho trẻ em tự kỷ.

Ánh sáng xanh đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Ánh sáng xanh đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Hàng trăm ngọn đèn xanh lơ đã được thắp sáng trong "Đêm nhạc xanh - Light It Up Blue" để ủng hộ cho trẻ em tự kỷ.