Hoạ sỹ Công Quốc Thắng mang nghệ thuật múa rối vào tranh sơn mài

VOV.VN - 15 tác phẩm với cách thể hiện trẻ trung, gần gũi thể hiện một góc nhìn thú vị, đầy sáng tạo khi đưa nghệ thuật múa rối vào những tác phẩm sơn mài của Công Quốc Thắng.

Gắn bó với sơn mài từ khi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội - Khoa Hội họa, Công Quốc Thắng đã chọn cho mình một con đường đầy khó khăn, nhưng không vì thế mà các tác phẩm của anh giảm bớt sức cuốn hút. Tranh của Công Quốc Thắng mang mang đậm bản sắc văn hóa Việt. 

Mới đây, hoạ sỹ Công Quốc Thắng mang đến một góc nhìn thú vị, đầy sáng tạo khi đưa nghệ thuật múa rối vào những tác phẩm sơn mài. Phóng viên VOV.VN đã có cuộc trò chuyện với hoạ sỹ Công Quốc Thắng về những tác phẩm đặc biệt này trong triển lãm "Mạch ngầm".

PV: Lý do vì sao anh lại lấy tên là “Mạch ngầm” và điều này có ý nghĩa gì với anh?

Hoạ sĩ Công Quốc Thắng: Với 15 tác phẩm sơn mài được tôi giới thiệu trong triển lãm lần này thể hiện một chuỗi các hoạt động văn hoá, nét văn hoá phi vật thể mà tôi đã yêu thích và nghiên cứu trong khoảng hơn 10 năm nay. Tôi tập hợp những tác phẩm tốt nhất mô tả các loại hình văn hoá như múa lân, các sinh hoạt, vở diễn, hoạt động trong nghệ thuật múa rối được tôi cụ thể để khắc hoạ rõ hơn loại hình nghệ thuật này. Đây cũng là những "đứa con tinh thần" tôi gửi gắm nhiều tình cảm, sự yêu thích, cũng như dày công để vun đắp nên triển lãm lần này.

PV: Có thể thấy, khá nhiều tác phẩm được lấy cảm hứng từ nghệ thuật múa rối. Vì sao loại hình nghệ thuật này khiến anh rung động để lấy làm chất liệu cho các tác phẩm của mình?

Hoạ sỹ Công Quốc Thắng: Khi tìm hiểu về nghệ thuật múa rối, tôi thấy nó chính là đời sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ từ xa xưa cho đến nay. Từ những trò chơi dân gian, cho đến sinh hoạt thường ngày, được tái hiện rất sinh động thông qua những vở diễn, những con rối mộc mạc, hồn nhiên. Trong hội hoạ, chúng có nét tương đồng, hình khối giản dị nhưng vẫn có nét đẹp riêng. Đó là lý do vì sao nghệ thuật múa rối là niềm cảm hứng cho các tác phẩm lần này. 

PV: Các tác phẩm chắc hẳn chứa đựng những chiêm nghiệm, ý tưởng đặc biệt trong cuộc sống của anh?

Hoạ sỹ Công Quốc Thắng: Thực hiện những tác phẩm này, tôi muốn thổi hơi thở, màu sắc của cuộc sống đương đại vào những câu chuyện có từ hàng nghìn năm, để tạo nên sự kết nối từ xa xưa cho đến hiện tại. Kết nối để mong muốn những người trẻ như mình có thể cảm nhận, tiếp thu gần gũi nhất, từ đó có được sự tìm hiểu khái quát về các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng như bản sắc văn hoá Việt. 

PV: Sơn mài là một chất liệu luôn mang đến cho người hoạ sỹ những khó khăn, vất vả nhất định khi thực hiện tác phẩm. Điều gì khiến anh theo đuổi và gắn bó với dòng tranh này?

Hoạ sỹ Công Quốc Thắng: Tôi may mắn sinh ra trong gia đình có truyền thống theo đuổi nghệ thuật sơn mài. Ngay từ bé, tôi đã được tiếp xúc với sơn mài, từ đó dần dần yêu thích và mong muốn gắn bó. Từ việc gắn bó với chất liệu sơn mài đến niềm yêu thích các loại hình nghệ thuật dân gian đã thôi thúc tôi kết hợp những điều đó lại với nhau vể tạo thành những mạch, chuỗi kết nối với các bạn trẻ cũng như công chúng yêu hội hoạ. 

PV: Kỹ thuật sơn mài, cách dùng màu trong các tác phẩm ở đây cho thấy một phong cách rất “Công Quốc Thắng". Điều gì khiến mỗi tác phẩm của anh chạm đến công chúng?

Hoạ sỹ Công Quốc Thắng: Tôi cũng rất trăn trở trong cả hành trình mình đi sáng tác, cũng như trong từng tác phẩm. Mỗi tác phẩm cần có sự sống, sự khác biệt riêng. Thế nên ngoại trừ các chất liệu đã đòi hỏi hoạ sỹ sự kiên trì, rèn dũa theo những chu trình nhất định thì mình phải luôn đặt sự sáng tạo riêng biệt cho từng tác phẩm là ưu tiên hàng đầu. 

PV: Có thể nói với một người hoạ sĩ, tác phẩm nghệ thuật được đón nhận là niềm vui nhưng cũng trải qua một chặng đường khó khăn vất vả. Theo anh, điều là khó khăn nhất?

Hoạ sỹ Công Quốc Thắng: Tôi nghĩ điều khó khăn nhất ban đầu là chất liệu sơn mài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại hơn mức cần thiết so với các chất liệu khác. Và đối với một người trẻ, đó là sự thử thách. Bởi để hoàn thành được một tác phẩm cần mất vài tháng, để có sự thăng hoa trong tác phẩm, đôi khi phải chờ đợi phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Đôi khi cũng gò bó, kìm hãm đi rất nhiều. Nhưng để tạo ra được một tác phẩm sơn mài đạt đến độ hoàn mỹ, người hoạ sỹ cần chinh phục, vượt qua những điều đó.

PV: Thông qua 15 tác phẩm đặc biệt này, anh muốn truyền tải thông điệp gì đối với công chúng?

Hoạ sỹ Công Quốc Thắng: Thông điệp của tôi là điều rất giản dị thôi. Muốn là một người kể chuyện, kết nối những câu chuyên dân gian từ xa xưa với cách làm, góc nhìn của một hoạ sỹ trẻ, để có thể làm sao đến gần nhất với công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ, say mê, yêu thích các loại hình nghệ thuật dân gian. Từ đó các bạn sẽ có thể hiểu, gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật truyền thống, 

PV: Sau triển lãm này, hoạ sỹ Công Quốc Thắng có dự định, kế hoạch gì trong nghệ thuật?

Hoạ sỹ Công Quốc Thắng: Sau triển lãm "Mạch ngầm", tôi vẫn tiếp tục những đề tài này nhưng theo phong cách khác hơn một chút, với kích thước, không gian lớn hơn.

PV: Cảm ơn hoạ sỹ Công Quốc Thắng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 “Ẩn sắc màu” và “Mài kí ức”- Nét hiện đại trong sơn mài truyền thống
“Ẩn sắc màu” và “Mài kí ức”- Nét hiện đại trong sơn mài truyền thống

VOV.VN - Họa sĩ Nguyễn Huy Hùng sáng tác những bức tranh sơn mài theo phong cách truyền thống – hiện đại đan xen

 “Ẩn sắc màu” và “Mài kí ức”- Nét hiện đại trong sơn mài truyền thống

“Ẩn sắc màu” và “Mài kí ức”- Nét hiện đại trong sơn mài truyền thống

VOV.VN - Họa sĩ Nguyễn Huy Hùng sáng tác những bức tranh sơn mài theo phong cách truyền thống – hiện đại đan xen

Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài
Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài

VOV.VN - Cự Tràng trang, rồi làng Đông Thái, và nay là làng Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, vốn có nghề sơn từ khoảng thế kỷ XVII. Đến nay, làng nghề vẫn duy trì được sức hút của sản phẩm truyền thống trong dòng chảy hiện đại.

Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài

Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài

VOV.VN - Cự Tràng trang, rồi làng Đông Thái, và nay là làng Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, vốn có nghề sơn từ khoảng thế kỷ XVII. Đến nay, làng nghề vẫn duy trì được sức hút của sản phẩm truyền thống trong dòng chảy hiện đại.

Tiếp nhận bộ tranh sơn mài quý về nội dung "Truyện Kiều"
Tiếp nhận bộ tranh sơn mài quý về nội dung "Truyện Kiều"

VOV.VN - Bộ tranh sơn mài quý về nội dung "Truyện Kiều" khảm vỏ trứng thiếp vàng do một cá nhân yêu mến Truyện Kiều lưu giữ lâu nay.

Tiếp nhận bộ tranh sơn mài quý về nội dung "Truyện Kiều"

Tiếp nhận bộ tranh sơn mài quý về nội dung "Truyện Kiều"

VOV.VN - Bộ tranh sơn mài quý về nội dung "Truyện Kiều" khảm vỏ trứng thiếp vàng do một cá nhân yêu mến Truyện Kiều lưu giữ lâu nay.