5 năm cho một thị trường 5 tỷ đô

VOV.VN -Sau 5 năm phát triển, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 5,1 tỷ USD năm 2012

Co số này giúp nâng tổng giá trị các thương vụ M&A từ năm 2009 đến nay ước đạt 14,8 tỷ USD.

Ấn tượng những con số - Tại cuộc họp báo giới thiệu về Diễn đàn Mua bán Sáp nhập doanh nghiệp (M&A) năm 2013 tổ chức mới đây tại Hà Nội, Ban Tổ chức cho biết, chủ đề “Cơ hội trong một thị trường 5 tỷ USD” sẽ được chọn là chủ đề cho diễn đàn lần này. Bởi lẽ, sau 5 năm phát triển, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 5,1 tỷ USD vào năm 2012. Hàng loạt thương vụ có quy mô lớn đã diễn ra trong giai đoạn này. Nhiều DN Việt Nam và quốc tế đã thực hiện chiến lược M&A để tạo tăng trưởng đột phá như Vingroup, Mansan, Kinh Đô, Viettel, Hùng Vương…

Theo các tổ chức nghiên cứu M&A như Merger Maket, IMAA, AVM Vietnam cho thấy con số 5,1 tỷ USD năm 2012 là mức tăng trưởng hết sức ấn tượng so với con số 1,1 tỷ USD năm 2009. Đây có thể là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của hoạt động M&A Việt Nam. Nó cũng có thể là mốc không dễ vượt qua khi nhiều nhà nghiên cứu và quan sát cho rằng, dự báo năm 2013, giá trị M&A tại Việt Nam chỉ ở mốc 4 tỷ USD.

5 năm qua, thị trường chứng kiến sự trưởng thành mạnh mẽ trong việc chủ động tiếp cận và làm chủ M&A của giới DN Việt Nam. Số liệu cho thấy, tỷ lệ hàng năm các DN Việt đóng vai trò là người đi mua ngày càng tăng, năm 2012, tỷ lệ thương vụ DN mua lại là 45%. Xét về số lượng, 5 năm qua, các thương vụ M&A liên quan đến DN nội chiếm đa số với 77%, tuy nhiên, giá trị thương vụ không lớn, chủ yếu ở quy mô 2 - 5 triệu USD/thương vụ, một số ít thương vụ ở mức 10 - 30 triệu USD. Xét về giá trị, các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài chiếm 66% giá trị các giao dịch M&A, trong đó năm 2011 có nhiều thương vụ lớn được ghi nhận. Ngành hàng tiêu dùng được đánh giá là thu hút nhất, với tổng giá trị thương vụ riêng năm 2012 lên đến 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị M&A cả năm.

Nhiều thương vụ lớn trong lĩnh vực ngân hàng - Theo nhiều chuyên gia kinh tế và các tổ chức nghiên cứu M&A, giờ đây, M&A không chỉ là giải pháp tái cơ cấu, mà còn là vũ khí cạnh tranh giữa các ngân hàng. Do đó, không chỉ các ngân hàng yếu kém trong diện phải tái cơ cấu, mà nhiều ngân hàng mạnh khác cũng lên kế hoạch tìm đối tác để thực hiện M&A.

Báo cáo của Cty Dữ liệu và Truyền thông tài chính Stoxplus cho thấy, trong tổng số 39 ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, có 15 đơn vị đã có đối tác chiến lược cùng ngành. Chưa kể, trong số đó hiện vẫn còn 3 ngân hàng yếu kém cần tái cơ cấu. Cty Stoxplus dự đoán, hoạt động M&A trong ngành ngân hàng của Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra sôi động trong năm 2013 và các năm tiếp theo. Cụ thể, số lượng các ngân hàng thương mại sẽ giảm từ 39 hiện nay về 13 - 15 vào năm 2017. Đặc biệt, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào M&A trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng, với thị trường trên 80 triệu dân với dân số trẻ, các thương vụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng được quan tâm. Các thương vụ này có thể bao gồm chuyển nhượng các Cty sở hữu những thương hiệu địa phương lâu đời hoặc mới nổi, kèm theo đó là một thị phần đối với một số chủng loại hàng hóa. Thị trường BĐS sau giai đoạn tăng trưởng nóng trở nên bão hòa, cùng với một số khó khăn về vốn của nhiều chủ đầu tư nên có thể dự báo nhu cầu chuyển nhượng dự án BĐS vẫn sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong vài năm tới…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhìn lại các vụ sáp nhập ngân hàng
Nhìn lại các vụ sáp nhập ngân hàng

(VOV) -Tái cơ cấu NH, sáp nhập, hợp nhất… là những cụm liên tục được nhắc đến trong năm qua.

Nhìn lại các vụ sáp nhập ngân hàng

Nhìn lại các vụ sáp nhập ngân hàng

(VOV) -Tái cơ cấu NH, sáp nhập, hợp nhất… là những cụm liên tục được nhắc đến trong năm qua.

Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần tính tới sáp nhập
Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần tính tới sáp nhập

(VOV) -Doanh nghiệp nên tính tới xu hướng này để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ lớn đang và sắp vào Việt Nam.

Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần tính tới sáp nhập

Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần tính tới sáp nhập

(VOV) -Doanh nghiệp nên tính tới xu hướng này để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ lớn đang và sắp vào Việt Nam.

Không sáp nhập VinaPhone và MobiFone
Không sáp nhập VinaPhone và MobiFone

Trong dự thảo đề án tái cấu trúc VNPT, không giải thể MobiFone mà hạch toán độc lập, tiến tới cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Không sáp nhập VinaPhone và MobiFone

Không sáp nhập VinaPhone và MobiFone

Trong dự thảo đề án tái cấu trúc VNPT, không giải thể MobiFone mà hạch toán độc lập, tiến tới cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Sẽ sáp nhập Eximbank và Sacombank
Sẽ sáp nhập Eximbank và Sacombank

(VOV) - Việc sáp nhập sẽ giúp cả hai bên vượt qua khó khăn, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Sẽ sáp nhập Eximbank và Sacombank

Sẽ sáp nhập Eximbank và Sacombank

(VOV) - Việc sáp nhập sẽ giúp cả hai bên vượt qua khó khăn, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đang mắc về quan niệm?
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đang mắc về quan niệm?

Các thương vụ M&A đang diễn ra nhộn nhịp ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, dường như hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có đủ kiến thức và cách thức tiến hành sao cho hiệu quả.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đang mắc về quan niệm?

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đang mắc về quan niệm?

Các thương vụ M&A đang diễn ra nhộn nhịp ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, dường như hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có đủ kiến thức và cách thức tiến hành sao cho hiệu quả.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: Giải pháp vượt khủng hoảng
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: Giải pháp vượt khủng hoảng

M&A được dự báo sẽ sôi động trong thời điểm nền kinh tế đang thực hiện tái cơ cấu.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: Giải pháp vượt khủng hoảng

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: Giải pháp vượt khủng hoảng

M&A được dự báo sẽ sôi động trong thời điểm nền kinh tế đang thực hiện tái cơ cấu.

Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?
Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?

(VOV) - Sự thiếu hợp tác của các ngân hàng thương mại yếu kém gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu hệ thống. 

Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?

Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?

(VOV) - Sự thiếu hợp tác của các ngân hàng thương mại yếu kém gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu hệ thống.