Bkav cảnh báo các ứng dụng lừa đảo trên Facebook

VOV.VN - Tin tặc đã tạo lập và phát tán tràn lan trên Facebook ứng dụng lừa đảo “chế ảnh Võ Tắc Thiên” nhằm chiếm đoạt tài khoản của người dùng.

Công ty An ninh mạng Bkav cho biết, thời gian gần đây, nhiều người dùng tại Việt Nam do tò mò, bất cẩn đã vào ứng dụng “chế ảnh Võ Tắc Thiên” trên Facebook rồi đăng nhập vào một website “nhái” giao diện mạng xã hội này và bị chiếm đoạt tài khoản.

Lợi dụng sự nổi tiếng của bộ phim “Võ Tắc Thiên truyền kỳ” đang được chiếu trên truyền hình nhiều nước từ cuối năm ngoái, cùng với “cơn sốt” phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh Pitu “ăn theo” bộ phim tạo ra trong cộng đồng người dùng thiết bị di động chạy nền tảng iOs và Android, tin tặc đã tạo lập và phát tán tràn lan trên Facebook ứng dụng lừa đảo “chế ảnh Võ Tắc Thiên” nhằm chiếm đoạt tài khoản của người dùng.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng, Tập đoàn Bkav cho biết, đánh vào tâm lý tò mò, thích sự mới lạ của nhiều người, đối tượng xấu đã chia sẻ trên tường của người dùng lời mời sử dụng ứng dụng “chế ảnh Võ Tắc Thiên”.

Khi người dùng click vào lời mời sử dụng ứng dụng lừa đảo này, thay vì được hỗ trợ chỉnh sửa ảnh để có thể hóa thân thành Võ Tắc Thiên, họ bị dẫn dụ truy nhập vào một website có giao diện giống như Facebook với tên miền “tienlen.zapto.org”. Thực chất đây là một trang web giả mạo Facebook để lừa chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội này.

“Khi ngày càng có nhiều người tham gia vào các mạng xã hội như Facebook, sẽ ngày càng xuất hiện những hình thức mới và kẻ xấu cũng luôn nghĩ ra những thủ đoạn, phương thức mới để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Vì vậy, người sử dụng cần nâng cao cảnh giác. Đặc biệt, người dùng phải lưu ý khi bấm vào và thực hiện theo bất cứ hướng dẫn nào ở trên mạng, vì có thể những hướng dẫn đó sẽ dẫn đến mã độc và chính chúng ta tự đưa mã độc vào thiết bị của mình. Một trong những yếu tố quan trọng là cần trang bị các phần mềm phòng, chống các mã độc và chạy thường trực trên máy để có thể bảo vệ toàn diện trước những nguy cơ từ internet”, ông Ngô Tuấn Anh cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng trăm website Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Hàng trăm website Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc tấn công

Các website bị tấn công chủ yếu diễn ra vào dịp nghỉ lễ 2/9.

Hàng trăm website Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc tấn công

Hàng trăm website Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc tấn công

Các website bị tấn công chủ yếu diễn ra vào dịp nghỉ lễ 2/9.

90% phần mềm không bản quyền chứa sẵn virus và mã độc
90% phần mềm không bản quyền chứa sẵn virus và mã độc

VOV.VN -Khối doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương ước tính thiệt hại gần 230 tỉ USD chỉ trong 4 tháng đầu năm 2014 do không sử dụng phần mềm bản quyền.

90% phần mềm không bản quyền chứa sẵn virus và mã độc

90% phần mềm không bản quyền chứa sẵn virus và mã độc

VOV.VN -Khối doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương ước tính thiệt hại gần 230 tỉ USD chỉ trong 4 tháng đầu năm 2014 do không sử dụng phần mềm bản quyền.

Facebook: Sự cố sập mạng không phải bị tin tặc tấn công
Facebook: Sự cố sập mạng không phải bị tin tặc tấn công

VOV.VN - Mặc dù sau sự cố sập mạng Facebook, một nhóm tin tặc có tên Lizard Quad tuyên bố đứng sau vụ việc, song Facebook đã lên tiếng bác bỏ thông tin đó.

Facebook: Sự cố sập mạng không phải bị tin tặc tấn công

Facebook: Sự cố sập mạng không phải bị tin tặc tấn công

VOV.VN - Mặc dù sau sự cố sập mạng Facebook, một nhóm tin tặc có tên Lizard Quad tuyên bố đứng sau vụ việc, song Facebook đã lên tiếng bác bỏ thông tin đó.

Cảnh giác mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng điện thoại
Cảnh giác mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng điện thoại

VOV.VN -Mỗi ngày có hơn 260.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí.

Cảnh giác mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng điện thoại

Cảnh giác mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng điện thoại

VOV.VN -Mỗi ngày có hơn 260.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí.