Bộ Công Thương: Phải cân nhắc nếu làm thủy điện trên sông Hồng

VOV.VN - Bộ Công Thương sẽ xem xét rất kỹ tính hiệu quả và tác động khi khai thác thủy điện tại Dự án đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện trên sông Hồng.

Tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6/5, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, “siêu dự án” đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện trên sông Hồng theo đề xuất của Tập đoàn Xuân Thành không nằm trong Quy hoạch thủy điện do Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ xem xét tính hiệu quả của việc khai thác thủy điện trên cơ sở có ý kiến của Chính phủ.

Đề xuất dự án đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện trên sông Hồng
đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ phê duyệt.
(Ảnh minh họa: KT)
Theo giải thích của ông Quân, dự án đường thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện theo đề xuất sẽ tạo ra 6 đập ngăn sông Hồng, tạo ra các âu thuyền chứa nước tạo thuận lợi cho tuyến vận tải thủy từ Việt Trì lên Lào Cai. Do vậy, mục đích chính của dự án này sẽ chủ yếu phục vụ giao thông đường thủy.

Tuy nhiên, tại các âu thuyền có mực nước cao, chủ đầu tư có thể tận dụng khai thác để làm thủy điện nhỏ. Chỉ là tận dụng bởi lẽ không có nhà đầu tư nào bỏ ra tới 24.000 tỷ đồng chỉ để làm thủy điện có quy mô trên 200 MW.

Đại diện Tổng cục Năng lượng cũng cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có trách nhiệm giải trình về tính hiệu quả của dự án giao thông thủy này, bởi vì đây là những cơ quan về chịu trách nhiệm về hạ tầng.

Hơn nữa, hiện nay dự án này vẫn đang trong giai đoạn đề xuất sơ bộ, chưa có hồ sơ chính thức của chủ đầu tư, nên chưa có cơ chế, cũng như chưa có trong quy hoạch và chưa có hồ sơ chính thức về việc phát nguồn thủy điện nên Bộ Công Thương chưa có căn cứ để xem xét.

Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Công Thương cho rằng, việc phát triển thủy điện là việc tận dụng nguồn tài nguyên nước, nguồn năng lượng tái tạo. Cho nên, “Nếu Chính phủ cho phép làm dự án này và có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nước để làm thủy điện thì Bộ Công Thương ủng hộ”, ông Quân nói.

Ông Quân cũng khẳng định, trong quy hoạch phát triển thủy điện hiện nay, chưa có bất kỳ dự án thủy điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch do Chính phủ và Bộ Công Thương phê duyệt. Vì vậy, tất cả vấn đề liên quan phát triển thủy điện như môi trường, di dân tái định cư… sẽ phải được nghiên cứu thật kỹ lưỡng.

Ý kiến của đại diện Tổng cục Năng lượng là vậy, nhưng khi trao đổi thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Đỗ Thắng Hải lại cho rằng, Bộ Công Thương không cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện bằng mọi giá, và đương nhiên cũng không đánh đổi tổn hại về môi trường để thực hiện cho được các dự án thủy điện.

“Thời gian qua đã có lúc chúng ta đã phải trả giá về môi trường, kể cả hạn hán, mưa lũ do tác động từ các dự án thủy điện. Do đó cần lưu ý và tính toán hết sức cụ thể những tác động của yếu tố môi trường khi thực hiện các dự án, nhất là các dự án thủy điện”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói rõ.

Theo báo cáo của nhà đầu tư, Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng được đầu tư theo hình thức BOO sẽ tạo ra tuyến vận tải đường thủy thông suốt từ Lào Cai đến Hải Phòng cho tàu có trọng tải từ 400 - 600 tấn. Dự án còn kết hợp xây dựng nhà máy sản xuất điện với tổng công suất khoảng 228 MW tương đương 912 triệu kWh/năm. 

Tính toán sơ bộ của nhà đầu tư cho thấy, dự án này cần tới 24.510 tỷ đồng với nguồn thu chính là phí luồng tuyến (đoạn Việt Trì - Yên Bái thu từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/tấn; đoạn Yên Bái thu 40.000 - 45.000 đồng/tấn); và nguồn thu từ việc bán điện (giá bán điện khởi đầu là 1.900 đồng/Kwh và có lộ trình tăng giá lên tới 3.560 đồng/Kwh),… nhà đầu tư kỳ vọng hoàn vốn Dự án trong vòng 25 năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siêu dự án giao thông - thủy điện trên sông Hồng: Đã tính hết rủi ro?
Siêu dự án giao thông - thủy điện trên sông Hồng: Đã tính hết rủi ro?

VOV.VN - Trong khi những lợi ích còn ở tương lai, thì những rủi ro liên quan tới tính khả thi của dự án lại khá rõ và chưa có phương án xử lý cụ thể.

Siêu dự án giao thông - thủy điện trên sông Hồng: Đã tính hết rủi ro?

Siêu dự án giao thông - thủy điện trên sông Hồng: Đã tính hết rủi ro?

VOV.VN - Trong khi những lợi ích còn ở tương lai, thì những rủi ro liên quan tới tính khả thi của dự án lại khá rõ và chưa có phương án xử lý cụ thể.

Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?
Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?

VOV.VN -Dự án này mới chỉ là đề xuất ban đầu, muốn đầu tư dự án, còn phải qua ít nhất 2 bước nữa.

Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?

Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?

VOV.VN -Dự án này mới chỉ là đề xuất ban đầu, muốn đầu tư dự án, còn phải qua ít nhất 2 bước nữa.

24.510 tỷ đồng cho dự án giao thông - thủy điện sông Hồng
24.510 tỷ đồng cho dự án giao thông - thủy điện sông Hồng

Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức hợp đồng BOO có tổng mức đầu tư lên tới 24.510 tỷ đồng.

24.510 tỷ đồng cho dự án giao thông - thủy điện sông Hồng

24.510 tỷ đồng cho dự án giao thông - thủy điện sông Hồng

Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức hợp đồng BOO có tổng mức đầu tư lên tới 24.510 tỷ đồng.