Bước tiến mới trong hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Oman

VOV.VN - Quan hệ thương mại Việt Nam và Vương Quốc Oman có bước tiến mới với kỳ họp lần thứ ba Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật giữa hai nước.

Tại cuộc họp được tổ chức ở Hà Nội ngày 22/3, hai bên đã trao đổi, thống nhất những biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế thương mại, giáo dục, kỹ thuật... tạo đà cho sự tăng trưởng mới giữa hai nước.

Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Cao Quốc Hưng (thứ 2 từ trái qua) bắt tay Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Oman Ali bin Masoud bin Ali al Sunaidy.

Kỳ vọng phát triển quan hệ

Việt Nam-Oman chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 9/6/1992. Mặc dù thời gian tương đối ngắn, song 2 nước đã không ngừng  vun đắp, phát triển quan hệ trên nhiều phương diện. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao sang thăm và làm việc lẫn nhau.

Hai nước đã ký một số thỏa thuận song phương và biên bản ghi nhớ trong các lĩnh vực hàng không, thương mại, nhân lực, bảo hộ đầu tư lẫn nhau, và tránh đánh thuế 2 lần. Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn doanh nghiệp.

Việt Nam và Vương Quốc Oman đã thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật vào năm 2008, với kết quả là sự ra đời của Liên doanh Đầu tư Việt Nam-Oman (VOI). Liên doanh này hiện đang đầu tư vào nhiều ngành quan trọng như y tế, dịch vụ, nông nghiệp, năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Năm 2013, Bộ Ngoại giao của hai nước đã thành lập Nhóm Tham vấn Chính trị, tổ chức lần lượt cuộc họp đầu tiên và thứ 2 của nhóm này ở thủ đô Muscat và thủ đô Hà Nội.

Trong lĩnh vực kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt gần 47 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất sang Vương Quốc Oman 13 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chính  là: cà phê, hải sản, sắt thép; Việt Nam nhập từ Vương Quốc Oman 34 triệu USD, chủ yếu là chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường... Kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên đạt 65 triệu USD năm 2014 và  65,5 triệu USD năm 2015, trong đó Việt Nam xuất khẩu 33,4 triệu USD và nhập khẩu 32,1 triệu USD. Hiện Việt Nam có hàng trăm lao động đang làm việc tại Vương Quốc Oman.

Bước đột phá mới

Tuy nhiên, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Oman vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của hai nước. Không chỉ là thúc đẩy hợp tác song phương, Việt Nam mong muốn Vương Quốc Oman là cánh cửa để Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Đông - Châu Phi; và ngược lại, Vương Quốc Oman mong muốn Việt Nam là cánh cửa để nước này tiến vào thị trường ASEAN hàng trăm triệu dân.

Kỳ họp lần thứ 3 của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (UBHH) Việt Nam – Oman do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Oman Ali bin Masoud bin Ali al Sunaidy đồng chủ trì được kỳ vọng sẽ tiếp tục tìm ra các cơ chế mới để thúc đẩy hiệu quả các hiệp định đã ký và bàn thảo các phương hướng mới, tháo gỡ các vướng mắc để tạo bước phát triển đột phá trong quan hệ.

Tham dự kỳ họp có Đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Oman do Ngài Qais Mohammed Al Yousef, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Oman dẫn đầu,  trong đoàn có  10 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Điện & Điện tử, Thiết bị điện gia dụng, Cơ khí, Thang máy, Xây dựng, Bất động sản, Khách sạn và Du lịch, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp, Chế biến Thủy hải sản, Đóng tàu, Thiết bị Hàng hải, Dầu khí, Vận tải, Lao động, Khai khoáng, Dịch vụ T ài chính, Đầu tư, Dệt may … Đoàn sẽ  tiến hành các hoạt động giao thương, xúc tiến tìm hiểu các cơ hội kinh doanh, hợp tác công nghiệp và đầu tư với các đối tác Việt Nam.

Tại cuộc họp, hoạt động của Liên doanh Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) được nhấn mạnh như là mô hình tốt về đầu tư của Vương Quốc Oman vào Việt Nam, là cầu nối về hợp tác kinh tế giữa hai nước. Với một triết lý đầu tư giá trị và đầu tư lâu dài, đâu tư chủ chốt của VOI dựa trên câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam, trong các lĩnh vực thiết yếu như  ngành điện, đường thu phí, hậu cần, nước sạch, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, hàng tiêu dùng...

Hoạt động một cách chuyên nghiệp, VOI đã phát triển thành một nhà đầu tư tích cực và có trách nhiệm trong những dự án quan trọng với các đối tác hàng đầu Việt Nam, như trao học bổng cho sinh viên Đại học Văn Lang, đặt nền tảng cho quan hệ đối tác; trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Đầu tư Cơ sở Hạ tầng TPHCM (CII) với gần 9,2% sở hữu vốn trong CII; đầu tư vào Nhà máy Nước Sông Hậu ở Hậu Giang, Nhà máy Nước Sài Gòn ở TPHCM; dự án trồng ca cao sạch ở Tây Nguyên, góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ các nhà xuất khẩu ca cao hàng đầu thế giới. VOI đã giải ngân hơn 200 triệu USD trong vòng gần 10 năm qua, trở thành một dòng đầu tư tiêu biểu từ Trung Đông vào Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông
Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông

VOV.VN - Oman có thể là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và Trung Đông, bởi Oman có nhiều cảng biển và kho bãi lớn để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông

Oman là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và khu vực Trung Đông

VOV.VN - Oman có thể là cầu nối giữa Việt Nam với Châu Phi và Trung Đông, bởi Oman có nhiều cảng biển và kho bãi lớn để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam
UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam

Đây được xem là cơ hội tốt cho sản phẩm rau củ quả của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị thế của mình tại thị trường.

UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam

UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông: Cơ hội cho Việt Nam

Đây được xem là cơ hội tốt cho sản phẩm rau củ quả của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị thế của mình tại thị trường.

Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông
Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông

VOV.VN - Các doanh nghiệp châu Phi, Trung Đông ít khi dùng thanh toán bằng L/C mà chủ yếu dùng D/P khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp trở ngại.

Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông

Giải tỏa trở ngại trong thanh toán khi xuất khẩu vào Trung Đông

VOV.VN - Các doanh nghiệp châu Phi, Trung Đông ít khi dùng thanh toán bằng L/C mà chủ yếu dùng D/P khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp trở ngại.

Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Với thị trường Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt hơn 800 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. 

Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Với thị trường Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt hơn 800 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. 

Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?
Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Chính quyền Saudi Arabia yêu cầu tỷ phú Alwaleed bin Talal chi tới 6 tỷ USD để đổi lấy sự tự do cho bản thân.

Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?

Để đổi lấy tự do, tỷ phú giàu nhất Trung Đông phải chi bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Chính quyền Saudi Arabia yêu cầu tỷ phú Alwaleed bin Talal chi tới 6 tỷ USD để đổi lấy sự tự do cho bản thân.