Các địa phương Tây Bắc “xé” rào cản hạ tầng giao thông để bứt phá

VOV.VN - Hạ tầng giao thông thấp kém là một trong những rào cản trong phát triển kinh tế xã hội. Xác định rõ điều này, các địa phương Tây Bắc đã và đang ưu tiên nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xoá bỏ rào cản để tạo đà bứt phá.

Sáng 2/12/2023, sân bay Điện Biên đón những hành khách đầu tiên đáp xuống từ chiếc máy bay phản lực hiện đại A321 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines. Đây là sự kiện đặc biệt, không chỉ là dấu mốc quan trọng của ngành hàng không, mà còn tạo cú hích trong phát triển kinh tế - xã hội của Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.

"Nó đánh dấu bước phát triển mới cho tỉnh Điện Biên; là điều kiện để tỉnh Điện Biên thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư, phát triển du lịch, khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh Điện Biên, đặc biệt là đón nhận các sự kiện trong năm du lịch quốc gia Điện Biên 2024 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ", ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết.

Đến nay, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mở rộng, Cảng hàng không Điện Biên đã có đường cất hạ cánh xoay trục chiều dài 2.400m, rộng 45m, sân quay 2 đầu, 4 vị trí sân đậu tàu bay mới đồng bộ kết cấu bê tông xi măng, cùng hệ thống đèn hiện đại, đảm bảo tiếp thu các loại tàu bay thế hệ mới A320, A321 hoặc tương đương. Nhà ga hành khách cũng được mở rộng, nâng công suất thiết kế từ 300.000 lên 500.000 khách/năm…

Theo ông Vũ Văn Dũng, Phó Trưởng Ban QLDA đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, trong nhiều tháng, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Điện Biên đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc của một địa phương miền núi để triển khai Dự án đầu tư xây dựng, mở rộng Cảng hàng không Điện Biên đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

"Để đạt tiến độ 30/11 bay kỹ thuật và mùng 2/12 khai thác thương mại chính thức, ngay từ khi có chỉ đạo, tất cả các nhà thầu đã thực hiện khối lượng công việc một cách quyết liệt; tổ chức thi công, đôn đốc nhà thầu, kiểm soát tiến độ từng ngày để đảm bảo việc khai thác trở lại đảm bảo đúng kế hoạch", ông Dũng nói.

Tại tỉnh Sơn La, xác định hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bởi trước đây địa hình rộng lớn, chia cắt chính là rào cản lớn trong việc đi lại và giao thương hàng hóa, làm “chùn chân” các nhà đầu tư, nên những năm gần đây, địa phương này đã chú trọng phát triển giao thông để tăng cường kết nối.

Theo ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV xác định đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược và là 1 trong 9 nhiệm vụ trong tâm cần ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2020 – 2025. Hiện nay địa phương đang triển khai 2 dự án giao thông trọng điểm là cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu và “tái sinh” cảng hàng không Nà Sản sau gần 20 năm đóng cửa. Trong đó, dự án cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu đang được quyết liệt triển khai, phấn đấu khởi công trong quý IV năm 2024.

Về nguồn lực đầu tư cho dự án, ông Lê Hồng Minh cho biết, mặc dù là địa phương miền núi khó khăn, song trên quan điểm “giao thông đi trước mở đường”, tỉnh Sơn La đã ưu tiên nguồn lực để triển khai. Ông Minh cho biết, ngoài dự kiến TW hỗ trợ 3.400 tỷ, HĐND tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết về cam kết bố trí đủ ngân sách. Tại Kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh ngày 19/12 vừa qua thì cũng đã ban hành 1 Nghị quyết nữa là phân bổ nguồn 1.538 tỷ để bố trí cho phần còn thiếu đối với tổng mức đầu tư của dự án, dự kiến là 4.938 tỷ đồng.

Trong 5 tỉnh Tây Bắc, Yên Bái vinh dự là tỉnh đầu tiên đạt 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Đây thực sự là kỳ tích, bởi là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, hiểm trở, nguồn lực đầu tư cho giao thông hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, song với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Yên Bái đã tích cực vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận để làm nên nhiều tuyến đường "ý Đảng, lòng dân”. 

"Người dân Yên Bái vẫn còn nghèo. Nhưng nói đến chủ trương làm đường thì hầu như bà con nhân dân ai cũng rất ủng hộ. Nhiều hộ đã bán quế; người đi làm ăn xa cũng gửi tiền về góp, vì ai cũng cũng mong có các tuyến đường đi lại thuận tiện", anh Triệu Tài Tiến, Trưởng thôn Suối Quyền, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho hay.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 26 dự án, công trình trọng điểm do UBND tỉnh quyết định đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 13 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 17 dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông, chiếm khoảng 74% tỷ trọng vốn đầu tư các công trình trọng điểm. Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung, huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, gắn với 3 chương trình mục tiêu quốc gia…. Nhờ vậy đến nay, Yên Bái đã hoàn thành 8 cây cầu bắc qua sông Hồng, cùng hàng nghìn kilomet đường giao thông nông thôn được mở mới, nhựa hóa, bê tông hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

 

Ngoài các dự án nêu trên, tại các địa phương khác trong khu vực Tây Bắc hiện cũng đã, đang có nhiều công trình giao thông được triển khai, như: dự án kết nối giao thông liên vùng hầm Hoàng Liên và dự án kết nối giao thông Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai;  dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa và dự án Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai… Các công trình khi hoàn thành không chỉ giúp rút ngắn về khoảng cách với các vùng, miền trong cả nước, mà còn là “cú hích”, giúp người dân nơi đây có điều kiện tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó tạo đà để bứt phá vươn lên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu xả trạm nhiều lần
Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu xả trạm nhiều lần

VOV.VN - Chiều 1/1, sau khi nghỉ Tết Dương lịch, người dân từ các tỉnh vùng ĐBSCL trở lại TP.HCM và các tỉnh Miền Đông dẫn đến quá tải tại khu vực cầu Rạch Miễu.

Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu xả trạm nhiều lần

Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu xả trạm nhiều lần

VOV.VN - Chiều 1/1, sau khi nghỉ Tết Dương lịch, người dân từ các tỉnh vùng ĐBSCL trở lại TP.HCM và các tỉnh Miền Đông dẫn đến quá tải tại khu vực cầu Rạch Miễu.

Bình Định đột phá hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế
Bình Định đột phá hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế

VOV.VN - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư, trong đó đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông và tổ chức kết nối các tuyến này thành mạng lưới liền mạch. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Bình Định đầu tư và hoàn thiện nhiều tuyến đường kết nối. Việc lựa chọn giao thông “đi trước, mở đường”để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bình Định đột phá hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế

Bình Định đột phá hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế

VOV.VN - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư, trong đó đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông và tổ chức kết nối các tuyến này thành mạng lưới liền mạch. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Bình Định đầu tư và hoàn thiện nhiều tuyến đường kết nối. Việc lựa chọn giao thông “đi trước, mở đường”để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Lào Cai đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông tạo đòn bẩy phát triển kinh tế
Lào Cai đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

VOV.VN - Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để trở thành cực tăng trưởng của đất nước, Lào Cai cần chú trọng tới 5 kết nối gồm: Thể chế, hạ tầng, thương mại, tài chính, con người. Trong đó, kết nối hạ tầng được xem là quan trọng nhất, là khâu đột phá, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.

Lào Cai đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

Lào Cai đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

VOV.VN - Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để trở thành cực tăng trưởng của đất nước, Lào Cai cần chú trọng tới 5 kết nối gồm: Thể chế, hạ tầng, thương mại, tài chính, con người. Trong đó, kết nối hạ tầng được xem là quan trọng nhất, là khâu đột phá, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.