Cánh cửa đàm phán với Hy Lạp vẫn để ngỏ

VOV.VN - Việc đàm phán nhằm giữ nước này ở lại khu vực Đồng tiền chung châu Âu với những nhượng bộ từ phía các chủ nợ.

Một ngày sau cuộc trưng cầu ý dân lịch sử tại Hy Lạp, với việc đa số người dân nước này từ chối chấp nhận các điều kiện vay nợ khắc khổ, tối 6/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc gặp tại Paris nhằm thảo luận về tình hình Hy Lạp.

Quan điểm của hai nhà lãnh đạo Pháp-Đức sau cuộc gặp này được cho là cơ sở nền tảng tại cuộc gặp thượng đỉnh lãnh đạo 19 nước khu vực đồng euro diễn ra vào tối 7/7 tại Brussels (Bỉ).

Phát biểu sau cuộc gặp, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đều tuyên bố, cánh cửa đàm phán tiếp với Hy Lạp vẫn để ngỏ. “Chúng tôi khẳng định rằng, cánh cửa cho các cuộc đàm phán vẫn để ngỏ và cuộc gặp của các nhà lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào ngày mai minh chứng cho điều này. Tuy nhiên, điều quan trọng là Thủ tướng Hy Lạp cần phải nói cho chúng tôi biết bước đi tiếp theo của nước này là gì và trình bày đề xuất cho một chương trình trung hạn mà có thể đưa Hy Lạp đến sự thịnh vượng và tăng trưởng”, Thủ tướng Đức Merkel nói.

 

Người dân Hy Lạp Dân ồ ạt rút tiền trong ngày thứ hai đen tối.
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Hollande cũng lưu ý thêm: “Giờ là lúc chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras cần phải đưa ra những đề xuất nghiêm túc, đáng tin cậy và mong muốn ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua một chương trình bền vững.”

Bà Angela Merkel cũng lưu ý rằng, cần phải tính đến "phản ứng của 18 nước còn lại trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu sau cuộc trưng cầu ý dân tại Hy Lạp ngày 5/7. Bởi đó là nền dân chủ và các nước trong khối chia sẻ một chủ quyền chung, vậy thì tất cả cần có trách nhiệm và thể hiện tình đoàn kết”.

Như vậy, theo tinh thần Tuyên bố Pháp-Đức tại cuộc họp báo chung của Tổng thống Hollande và Thủ tướng Angela Merkel, ngay từ thời điểm này, Hy Lạp và cả châu Âu có thể hy vọng vào một thỏa hiệp nhằm giữ Hy Lạp ở lại khu vực Đồng tiền chung châu Âu với những nhượng bộ từ phía các chủ nợ và các đề xuất mới nghiêm túc và đáng tin cậy từ phía chính phủ Hy Lạp. Tuyên bố này cho thấy nỗ lực của lãnh đạo Đức, Pháp trong việc tìm giải pháp cho khủng hoảng tại Hy Lạp.

Trước đó, nhằm tăng thêm sức ép đối với Thủ tướng Alexis Tsipras trước thềm khai mạc hội nghị thượng đỉnh các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên chương trình Hỗ trợ Thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng Hy Lạp vào khoảng 89 tỷ ơ-rô như đã thông báo hồi đầu tuần trước.

Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu, tình hình tài chính của Hy Lạp đã có tác động tới các ngân hàng nước này do khối tài sản ký quỹ sử dụng trong chương trình Hỗ trợ Thanh khoản khẩn cấp lại phụ thuộc đáng kể vào quy mô các tài sản liên quan tới Chính phủ Hy Lạp.

Do vậy, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định điều chỉnh giảm quy mô tài sản ký quỹ của Ngân hàng trung ương Hy Lạp sử dụng trong chương trình Hỗ trợ Thanh khoản khẩn cấp. Như vậy, nếu không được Ngân hàng Trung ương châu Âu  bơm bổ sung, Ngân hàng trung ương Hy Lạp sẽ sớm cạn sạch tiền và không thể vận hành các công cụ của mình.

Để kiểm soát nguồn vốn, Thứ trưởng Tài chính Hy Lạp Dimitris Mardas và đại diện các ngân hàng Hy Lạp đã nhất trí đóng cửa các ngân hàng cho tới ngày 8/7 tới. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể rút 60 euro/ngày tại các máy rút tiền tự động.

Theo kế hoạch, hôm nay (7/7), các nhà lãnh đạo Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ tiến hành họp khẩn cấp để quyết định phương thức hành động tiếp theo đối với cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trưng cầu dân ý tại Hy Lạp gây bất ngờ; IS lại bày trò mới để dọa dân
Trưng cầu dân ý tại Hy Lạp gây bất ngờ; IS lại bày trò mới để dọa dân

VOV.VN - “Thế trận” ở Hy Lạp vẫn như mớ bòng bong. Điều bất ngờ là đa số dân Hy Lạp đã không muốn cải cách theo yêu cầu của nhóm chủ nợ.

Trưng cầu dân ý tại Hy Lạp gây bất ngờ; IS lại bày trò mới để dọa dân

Trưng cầu dân ý tại Hy Lạp gây bất ngờ; IS lại bày trò mới để dọa dân

VOV.VN - “Thế trận” ở Hy Lạp vẫn như mớ bòng bong. Điều bất ngờ là đa số dân Hy Lạp đã không muốn cải cách theo yêu cầu của nhóm chủ nợ.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu họp khẩn vì Hy Lạp
Ngân hàng Trung ương Châu Âu họp khẩn vì Hy Lạp

VOV.VN -Hội đồng quản trị của ECB mở cuộc họp khẩn để quyết định có tiếp tục "bơm vốn" cho các ngân hàng Hy Lạp hay không.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu họp khẩn vì Hy Lạp

Ngân hàng Trung ương Châu Âu họp khẩn vì Hy Lạp

VOV.VN -Hội đồng quản trị của ECB mở cuộc họp khẩn để quyết định có tiếp tục "bơm vốn" cho các ngân hàng Hy Lạp hay không.

Giá dầu rớt thê thảm do Hy Lạp vỡ nợ, Iran tăng nguồn cung
Giá dầu rớt thê thảm do Hy Lạp vỡ nợ, Iran tăng nguồn cung

VOV.VN -Giá dầu thế giới giảm 8% sau khi Hy Lạp vỡ nợ, chứng khoán Trung Quốc trượt dốc và Iran sắp đạt thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.

Giá dầu rớt thê thảm do Hy Lạp vỡ nợ, Iran tăng nguồn cung

Giá dầu rớt thê thảm do Hy Lạp vỡ nợ, Iran tăng nguồn cung

VOV.VN -Giá dầu thế giới giảm 8% sau khi Hy Lạp vỡ nợ, chứng khoán Trung Quốc trượt dốc và Iran sắp đạt thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.