“Huyền thoại Trường Sơn” rực lửa kiêu hãnh

VOV.VN - Những câu chuyện, sự kiện về tuyến đường lịch sử được tái hiện hùng tráng trong chương trình giao lưu nghệ thuật "Huyền thoại Trường Sơn". 

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn và Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng (19/5/1959 -19/5/2019), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật "Huyền thoại Trường Sơn" vào tối 16/5. 

Chương trình giao lưu nghệ thuật "Huyền thoại Trường Sơn" diễn ra vào tối 16/5. 

Đến dự chương trình có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc VOV, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; ông Vũ Mão, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cùng các vị tướng lĩnh quân đội, cựu cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn. 

Các vị đại biểu đến tham dự chương trình. 
Chương trình nghệ thuật "Huyền thoại Trường Sơn" dẫn dắt khán giả đến với những phác họa cụ thể, rõ nét hơn bức tranh lịch sử oai hùng về tuyến đường huyền thoại năm xưa qua các ca khúc "Bước chân trên dải Trường Sơn", "Bài ca Trường Sơn", "Trên đỉnh Trường Sơn ta hát","Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây"... được thể hiện qua các giọng ca nổi tiếng như Đăng Dương, Việt Hoàn, Đăng Thuật, Thu Lan,...đã mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc lay động lòng người.
 Các ca khúc về Trường Sơn nổi tiếng như "Bước chân trên dải Trường Sơn", "Bài ca Trường Sơn", "Trên đỉnh Trường Sơn ta hát", "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây"...được các nghệ sĩ thể hiện trong chương trình. 

Đặc biệt, trong không gian cảm xúc thiêng liêng, tự hào, những ký ức về một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trở nên sống động hơn qua những câu chuyện của những nhân chứng lịch sử. Ghi vào trang sử vàng đường Trường Sơn huyền thoại là lực lượng những người lính mở đường đã vượt qua khó khăn, gian khổ để tạo nên tuyến đường chi viện huyết mạch. 

Thiếu tướng Tô Đa Mạn - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98, sau là Phó Tư lệnh Binh đoàn 12, người đã gắn bó suốt những năm tháng mở đường cơ giới, bồi hồi kể lại những ngày tháng gian khổ mà ông và đồng đội sát cánh kề vai mở nên con đường cơ giới chiến lược.

Thiếu tướng Tô Đa Mạn bồi hồi kể lại những ngày tháng gian khổ mà ông và đồng đội sát cánh kề vai mở nên con đường cơ giới chiến lược.

"Do yêu cầu của kháng chiến, đầu tháng 7/1964, sau khi chuẩn bị xong từ Trung Hà (Sơn Tây) Trung đoàn bắt đầu hành quân vào Trường Sơn với mật danh Chi hội Bình Minh thuộc Hội Lao động giải phóng miền Nam cùng những trang bị hết sức đơn giản như: Cuốc, xẻng và một số vũ khí là chiến lợi phẩm của quân Pháp. 

Vì phải đảm bảo bí mật với phương châm “ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" nên mọi phương tiện làm đều rất thô sơ, dùng sức người là chính, không dám dùng máy móc hỗ trợ. Thậm chí khi phá đá, dùng đục đá để phá mà cũng hạn chế tối đa tiếng động. Tính từ tháng 8/1964 đến tháng 12/1965, tức là 16 tháng mà đã làm được 256km đường cơ giới hoàn toàn bằng sức người, trong điều kiện hết sức gian khổ, bí mật, một điều nằm ngoài sức tưởng tượng...", Thiếu tướng Tô Đa Mạn kể lại. 

Giữa đạn bom khốc liệt, ranh giới giữa sự sống và cái chết là vô cùng mong manh, người lính vẫn lạc quan, yêu đời để chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Điều này được khắc hoạ rõ nét trong thơ của Phạm Tiến Duật: "Tôi đứng giữa Seng Phan. Cao hơn tiếng bom là khe đá tiếng đàn. Tiếng mìn công binh phá đá. Tiếng điếu cày rít lên thong thả. Thế đấy giữa chiến trường. Nghe tiếng bom rất nhỏ" ( Bài "Tiếng bom ở Seng Phan" ) hay "Không có kính, ừ thì có bụi. Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" ( "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính"). 

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ: “Hôm nay tôi đến với cảm xúc, sự biết ơn công lao của các tướng lĩnh, các anh hùng, chiến sỹ, quân đội cũng như thanh niên xung phong..đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại. Thực sự là trong lịch sử bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc, ít một đất nước nào có 1 con đường như Trường Sơn, một con đường có ý chí, có khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một con đường mỗi tấc đất đều có máu, có nước mắt của bộ đội ta, của nhân dân ta.”

Tổng giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ chụp ảnh cùng các tướng lĩnh quân đội, cựu cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn tham gia chuwong trình """ Huyền thoại Trường Sơn"

Nói đến Trường Sơn không thể không nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật. Là một trong những người rất hiểu về nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng nhờ có Trường Sơn mà mới có Phạm Tiến Duật, nhưng rồi cũng nhờ có Phạm Tiến Duật mà Trường sơn hiện lên hết cái vẻ đẹp mà nó vốn có qua hình ảnh rất cụ thể của người chiến sĩ lái xe, cô TNXP, người tư lệnh, người mẹ Pa Cô, Vân Kiều…Mỗi chiến sĩ Trường Sơn, rộng hơn, cả dân tộc thời ấy đều soi thấy mình trong câu thơ của ông. Phạm Tiến Duật đã trở thành đời sống tinh thần của bộ đội Trường Sơn.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ về nhà thơ Phạm Tiến Duật. 

Con đường huyền thoại, đường 559 năm xưa đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, đưa đất nước đến ngày toàn thắng, Trường Sơn đã trở lại với đại ngàn thâm u huyền bí như vốn có từ ngàn đời. 60 năm trôi qua kể từ ngày mở đường thắng lợi, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi xa hơn bốn thập kỷ, nhưng tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vẫn còn mãi. 

Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Văn Quý trò chuyện với khán giả. 

Những người lính năm xưa không chỉ anh dũng trong thời bình, hào khí Trường Sơn vẫn tiếp tục toả sáng trên trận tuyến xây dựng, bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế...như Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Văn Quý, Anh hùng lao động thời kì đổi mới Nguyễn Đăng Giáp, Đoàn Xuân Tiếp. Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam cũng đã ra đời để tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống Trường Sơn anh hùng, tưởng nhớ Trường Sơn một thủa, và sẻ chia, đùm bọc giúp đỡ những đồng đội năm xưa. 

Chương trình khép lại với ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" do NSƯT Đăng Dương thể hiện. Những giai điệu, lời ca vang vẫn còn vang mãi trong lòng khán giả với những cảm xúc hào hùng nhất về ngày toàn thắng của toàn quân, toàn dân ta đã kiên cường trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ để giành lấy độc lập cho dân tộc./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh niên xung phong với con đường Trường Sơn huyền thoại
Thanh niên xung phong với con đường Trường Sơn huyền thoại

VOV.VN -Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, hàng vạn thanh niên xung phong đã tình nguyện tham phục vụ chiến đấu và chiến đấu.

Thanh niên xung phong với con đường Trường Sơn huyền thoại

Thanh niên xung phong với con đường Trường Sơn huyền thoại

VOV.VN -Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, hàng vạn thanh niên xung phong đã tình nguyện tham phục vụ chiến đấu và chiến đấu.

“Viết tiếp bản hùng ca Trường Sơn” tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
“Viết tiếp bản hùng ca Trường Sơn” tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

VOV.VN - Tối 10/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tỉnh Quảng Trị, diễn ra chương trình nghệ thuật “Viết tiếp bản hùng ca Trường Sơn”.

“Viết tiếp bản hùng ca Trường Sơn” tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

“Viết tiếp bản hùng ca Trường Sơn” tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

VOV.VN - Tối 10/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tỉnh Quảng Trị, diễn ra chương trình nghệ thuật “Viết tiếp bản hùng ca Trường Sơn”.

Hát cho đồng đội ở nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn
Hát cho đồng đội ở nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

VOV.VN - Âm hưởng của bài hát “Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng” trầm bổng. Câu hát vừa dứt, những cựu binh Trường Sơn nước mắt dâng trào...

Hát cho đồng đội ở nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Hát cho đồng đội ở nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

VOV.VN - Âm hưởng của bài hát “Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng” trầm bổng. Câu hát vừa dứt, những cựu binh Trường Sơn nước mắt dâng trào...

Tái hiện ký ức hào hùng của thế hệ thanh niên xung phong Trường Sơn
Tái hiện ký ức hào hùng của thế hệ thanh niên xung phong Trường Sơn

VOV.VN -Triển lãm "Kiêu hãnh Trường Sơn" mang đến cho người xem nhiều xúc cảm về ký ức kiêu hãnh của lớp thế hệ thanh niên xung phong đã trở thành huyền thoại. 

Tái hiện ký ức hào hùng của thế hệ thanh niên xung phong Trường Sơn

Tái hiện ký ức hào hùng của thế hệ thanh niên xung phong Trường Sơn

VOV.VN -Triển lãm "Kiêu hãnh Trường Sơn" mang đến cho người xem nhiều xúc cảm về ký ức kiêu hãnh của lớp thế hệ thanh niên xung phong đã trở thành huyền thoại.