Chính phủ còn nhiều món nợ với dân chưa được giải quyết

VOV.VN - Đại biểu cho rằng, Chính phủ còn nhiều món nợ với dân đó là bội chi, nợ công tăng cao, vấn đề chủ quyền biển đảo, an toàn thực phẩm... còn nhiều bất cập

Thảo luận ở hội trường về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) đánh giá cao những cố gắng nỗ lực và những kết quả đã đạt được của Chính phủ, sự linh hoạt trong việc đưa ra những giải pháp, giải quyết các vấn đề cấp bách, phát sinh của đất nước.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đề nghị Chính phủ cần quan tâm về vấn đề ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân nhân dân.

Ý thức chấp hành pháp luật đi xuống mức báo động

Tuy nhiên, Đại biểu thẳng thắn chi rõ: Chính phủ nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung còn nhiều món nợ với nhân dân chưa được giải quyết, đó là tình trạng kinh tế phát triển chưa bền vững, tương xứng với tiềm năng, bội chi, nợ công tăng cao, năng suất lao động thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn… Thủ tục hành chính, bộ máy biên chế cồng kềnh, tham nhũng lãng phí còn nghiêm trọng. Vấn đề chủ quyền biển đảo, tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, khai thác tài nguyên…còn nhiều bất cập.  

“Những hạn chế, bất cập đã được nêu ra trong Báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên cần quan tâm thêm về vấn đề ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân nhân dân, điều này có ý nghĩa then chốt nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Điều này tác động rất lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh, trật tự an toàn xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân”, Đại biểu chỉ rõ.

Cho rằng một quốc gia muốn triển kinh tế - xã hội vững chắc thì phải có thể chế tốt, có nguồn nhân lực chất lượng và ý thức chấp hành kỷ luật tốt, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nhìn nhận: Nước ta so với các nước ý thức chấp hành pháp luật đã đi xuống đến mức báo động. Dân chủ đi đôi với kỉ cương, nhưng khi dân chủ đã có những bước tiến đáng ghi nhận thì kỷ cương không theo kịp đã dẫn đến vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, chen lấn không xếp hàng, xả rác, mở loa đài ầm ĩ… cho đến vi phạm kỉ luật, nội quy cơ quan, tham nhũng lãng phí diễn ra khá phổ biến… những điều này đều xuất phát từ ý thức chấp hành pháp luật còn kém.

Đại biểu khẳng định, điều vô cùng nguy hiểm là nhiều khi việc không tuân thủ pháp luật lại được coi là việc hết sức bình thường. Thậm chí, người chấp hành pháp luật, dừng xe ở đèn đỏ khi không có cảnh sát lại được gọi là “thằng hâm”. Việc không tuân thủ pháp luật từ những việc đơn giản đã tác động đến ý thức chấp hành pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác.

“Khi nói đến thực trạng này, một số người thường nói dân mình ý thức kém. Nhưng đây có phải là bản chất của người Việt? Trong khi cũng là người Việt nhưng khi ra nước ngoài, họ tuân thủ rất tốt pháp luật về giao thông, về trật tự, vệ sinh… nhưng cứ trở về nước họ lại vi phạm. Ngược lại, nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam lại có những vi phạm giống như người Việt”, Đại biểu nói.

Phân tích về điều này, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho rằng ở đây không chỉ có lỗi của người vi phạm mà còn có nguyên nhân rất quan trọng, bất cập yếu kém trong vấn đề quản lý nhà nước. Do đó, cần phân tích sâu hơn vấn đề này để có giải pháp khắc phục. Nếu chỉ tuyên truyền sẽ là không đủ, cần có những giải pháp đồng bộ trong phổ biến giáo dục pháp luật, cho đến thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.

Quy định phải khả thi phù hợp thực tiễn

Đề cao tính quan trọng trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho rằng quy định cần đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn. Ví dụ khi ban hành quy định cấm đi bộ dưới lòng đường thì phải có chỗ cho người đi bộ trên vỉa hè; cấm xả rác thì phải có thùng rác công cộng. Hình thức xử phạt phải nghiêm minh, có tính răn đe cao và phù hợp với thực tiễn và mức độ vi phạm. Không nên ban hành những quy định theo kiểu: Khi người dân chỉ quên gạt chân chống xe cũng bị xử phạt vài triệu đồng và tước giấy phép lái xe; buộc xe ô tô con phải có bình chữa cháy…những quy định khó đi vào thực tiễn gây mất quyền uy của văn bản quy phạm pháp luật.

Đặc biệt, khi vi phạm pháp luật xảy ra, nếu không xử lý pháp luật sẽ “nhờn” nên phải cương quyết xử lý, mặc dù có khả năng có những phản ứng tức thì của một bộ phận người quá khích chống đối. Không để xảy ra tình trạng vi phạm xây dựng xử phạt xong và cho tồn tại; hàng giả không bị tiêu hủy, xả rác bừa bãi nơi công cộng không bị xử lý.

“Đừng để côn đồ không đội mũ bảo hiểm đi ngược chiều, ngang nhiên vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt, còn người hiền lành chỉ lấn làn đường đã bị xử phạt nặng. Nếu vi phạm giao thông không được truy đuổi vì lý do an toàn, nhưng cũng không điều tra truy tìm xử phạt càng khuyến khích những thành viên chống đối người thi hành công vụ”, Đại biểu chỉ rõ.

Trong công tác xử lý vi phạm, đại biểu mong muốn cơ quan thực thi luật pháp cần đảm bảo công bằng giữa cán bộ, công chức và người dân. Việc chấp hành kỉ cương pháp luật không chỉ được thực thi trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong cả chấp hành kỉ luật lao động, kỉ cương, kỉ luật công vụ.

“Trước hết phải xử lý nghiêm cán bộ, công chức tuân thủ pháp luật kém. Trao đủ thẩm quyền cho người thi hành công vụ, bảo vệ họ khi họ làm đúng. Đừng để kiểm lâm, công an có súng cũng như không, không dám bắn đối tượng vi phạm khi những đối tượng này dùng vũ khí đe dọa họ. Đồng thời với việc trao quyền cũng phải xử lý nghiêm sự lạm quyền quá đà”, Đại biểu khẳng định.

Muốn làm được điều này, Đại biểu cho rằng, hơn lúc nào hết cần xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong vấn đề này. Để thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, tăng năng suất lao động, hơn lúc nào hết phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật phải. Đây là công việc lâu dài cần có chương trình, đề án chỉ đạo giải quyết quyết liệt, có sự chung sức của các cấp, các ngành của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, có quyết tâm chính trị từ các lãnh đạo cao cấp nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'
Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'

VOV.VN - Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho rằng, khi tham gia giao thông, ý thức của người Việt rất kém. Thậm chí lên máy bay đã có số ghế rõ ràng nhưng nhiều người vẫn có thói quen chen lấn

Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'

Xử phạt vi phạm giao thông: 'Người Việt ý thức rất kém'

VOV.VN - Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho rằng, khi tham gia giao thông, ý thức của người Việt rất kém. Thậm chí lên máy bay đã có số ghế rõ ràng nhưng nhiều người vẫn có thói quen chen lấn

Chê dân kém ý thức, xe chủ tịch huyện gắn đèn ưu tiên
Chê dân kém ý thức, xe chủ tịch huyện gắn đèn ưu tiên

Chủ tịch huyện cho rằng lắp đèn là để các xe khác tránh cho an toàn chứ ý thức người dân ở đây rất kém.

Chê dân kém ý thức, xe chủ tịch huyện gắn đèn ưu tiên

Chê dân kém ý thức, xe chủ tịch huyện gắn đèn ưu tiên

Chủ tịch huyện cho rằng lắp đèn là để các xe khác tránh cho an toàn chứ ý thức người dân ở đây rất kém.

Ông bố cầm biển xin lỗi CSGT: Khi con trẻ “soi” ý thức người lớn!
Ông bố cầm biển xin lỗi CSGT: Khi con trẻ “soi” ý thức người lớn!

VOV.VN - Hình ảnh ông bố cầm tấm biển viết dòng chữ xin lỗi CSGT vì đã vượt đèn đỏ khi đưa con đi chữa bệnh đã lay động ý thức, tình cảm nhiều người.

Ông bố cầm biển xin lỗi CSGT: Khi con trẻ “soi” ý thức người lớn!

Ông bố cầm biển xin lỗi CSGT: Khi con trẻ “soi” ý thức người lớn!

VOV.VN - Hình ảnh ông bố cầm tấm biển viết dòng chữ xin lỗi CSGT vì đã vượt đèn đỏ khi đưa con đi chữa bệnh đã lay động ý thức, tình cảm nhiều người.