Chuyển học phí, viện phí sang giá dịch vụ cần lộ trình phù hợp

VOV.VN - Chuyển hai loại phí này sang giá dịch vụ nhất thiết phải có lộ trình phù hợp với tiến trình phát triển đất nước cũng như thu nhập của người dân.

Thảo luận về Dự án Luật phí và lệ phí, một số Đại biểu Quốc hội có ý kiến nên cân nhắc chuyển hai loại học phí và viện phí thành giá dịch vụ. Lý do được các đại biểu đưa ra là do hai chính sách này có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Nếu chuyển sang giá dịch vụ cũng cần phải có lộ trình phù hợp.

Cũng có ý kiến cho rằng, Luật phí và lệ phí phải nghiên cứu riêng và có một chương riêng đối với hai loại học phí và viện phí. Hoặc là bỏ đi và thay chính sách thu phí bằng một chính sách xã hội trực tiếp cho người dân, điều này góp phần làm minh bạch và công bằng, hợp lý và tương xứng giữa chất lượng dịch vụ với giá dịch vụ.

Giá dịch vụ đảm bảo quyền đi học và khám chữa bệnh

Nhận định về việc chuyển đổi học phí và viện phí sang giá dịch vụ, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, mặc dù viện phí và học phí thuộc nhóm hoạt động dịch vụ do nhà nước định giá, nhưng Quốc hội cũng như Chính phủ cần quy định lộ trình, cơ chế quản lý và chính sách học phí cho các trường công lập.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, chính sách miễn giảm cụ thể để viện phí, học phí không trở thành gánh nặng đối với những người nghèo, những gia đình chính sách, người già neo đơn. Đặc biệt, cần phải đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đến trường, góp phần xây dựng một xã hội học tập và là cơ sở để phát triển nền kinh tế tri thức cho đất nước.

Tán đồng với nhận định này, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh lưu ý, học phí cho cấp phổ thông phải được Quốc hội đặc biệt quan tâm, bởi vấn đề này rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp quyền được học hành của trẻ em đã ghi trong Hiến pháp. Do đó, không phải vì xã hội hóa để đánh đồng tất cả, có thể làm mất cơ hội học tập của người dân và vi hiến.

Theo đại biểu Lê Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá, không thể có chuyện một bên là bệnh viện nhà nước được đầu tư từ xây dựng cơ bản, trả lương cho bác sĩ, người phục vụ cho đến bảo vệ bệnh viện, một bên là những bệnh viện tư phải tự đầu tư toàn bộ nhưng giá khám chữa bệnh cơ bản lại ngang nhau. Đó là sự bất công và cũng chính là sự trì trệ trong công tác khám, chữa bệnh.

“Nếu muốn giải quyết được những bất công, khó khăn để chuyển từ phí thành giá dịch vụ thì nhất thiết nhà nước phải bỏ chính sách đầu tư toàn bộ, chỉ đầu tư vào bệnh viện về mặt xã hội, ưu tiên dành những chính sách cho người nghèo. Đầu tư của nhà nước nên dành mua bảo hiểm y tế cho người dân, dành để đầu tư cho các trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa sẽ hiệu quả hơn rất nhiều”, Đại biểu Nam cho biết.

Đại biểu Lê Nam cũng đặt câu hỏi về lĩnh vực giáo dục, tại sao một trường Đại học của nước ngoài mở tại Việt Nam, thu học phí hàng tháng mấy triệu đồng vẫn có nhiều người học. Bởi đây là thỏa thuận giữa người dạy và người học, là giá bán cho người có nhu cầu mua. Trong khi trường Đại học của Việt Nam nếu thu giá cao có thể sẽ không có người học, bởi "đồng tiền đi liền với khúc ruột", khi nào sản phẩm của trường học xứng đáng với chi phí người ta mới mua.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Tiên, Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang lại băn khoăn cho rằng, nhà nước đã chi tiền rất nhiều nhưng vẫn bị mang tiếng. Khi sử dụng khái niệm viện phí, người dân cũng phải thấy đấy là đang được nhà nước bao cấp một phần để tất cả mọi người được hưởng chung mức viện phí.

Đại biểu Nguyễn Văn Tiên đề xuất, nếu tiếp tục giữ giá học phí và viện phí thì cần phải bỏ thu thuế ở phần giá dịch vụ y tế. Hiện tại, ở những bệnh viện làm dịch vụ, trong giá dịch vụ y tế xã hội hóa đang có 28% tiền thuế, trong khi phần bảo hiểm y tế chi trả lại không phải chịu thuế, do đó phần viện phí bị gánh thuế tương đối nhiều. Tiến tới đây là dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên cần phải miễn loại thuế dịch vụ y tế, tiền này người dân vẫn phải nộp, không phải do các cơ quan, bệnh viện họ bỏ ra.

Bãi bỏ Thuế môn bài là điều cần thiết?

Trao đổi về việc giảm bớt hoặc gộp một số loại phí bất hợp lý được đề ra trong Dự án Luật phí và lệ phí, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đoàn ĐBQH TP Hà Nội đề nghị khi xây dựng danh mục chi tiết, cần giảm tối đa các khoản phí, lệ phí mà người dân và doanh nghiệp phải nộp. Điều này làm giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, góp phần thiết thực vào việc cải cách thủ tục hành chính và thiết lập một nền hành chính phục vụ với đúng ý nghĩa của từ này.

Đối với lệ phí môn bài, đại biểu Hường cho biết, hiện nay các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang thực hiện nộp thuế môn bài hàng năm vào dịp đầu năm. Mức thu thuế môn bài dao động từ 1 - 3 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp và căn cứ vào thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình, mức thuế này dao động từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm.

“Với góc độ nhìn nhận đây là một khoản thuế tôi thấy, các doanh nghiệp đã thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, các hộ gia đình đã nộp thuế thu nhập hàng tháng, do đó việc dừng và chấm dứt thu thuế môn bài là điều cần thiết. Tuy nhiên, Dự thảo Luật đang chuyển khoản thuế môn bài này thành lệ phí môn bài”, đại biểu Hường chỉ rõ.

Phân tích về đề xuất này, đại biểu Hường cho rằng, lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan hành chính nhà nước phục vụ công việc quản lý nhà nước. Theo định nghĩa: Thuế môn bài là sắc thuế trực thu, thường định ngạch, đánh vào giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, với mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của doanh nghiệp và hộ gia đình.

Theo bà Hường, nếu việc phục vụ công việc quản lý nhà nước chỉ thông qua việc kiểm tra đóng lệ phí môn bài với ý nghĩa kiểm tra sự tồn tại hoạt động hay không hoạt động của doanh nghiệp, của hộ gia đình là không cần thiết.

Bà Hường nhận định, với việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính của ngành thuế, việc thực hiện kê khai thuế qua mạng hàng tháng của các doanh nghiệp và hộ gia đình, việc tăng cường quản lý thuế rất hiệu quả trong thời gian vừa qua, thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước đã có rất nhiều các công cụ khác để có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp mà không cần phải xét đến việc họ có nộp hay không nộp lệ phí môn bài.

Do đó, bà Hường một lần nữa đề nghị không quy định khoản lệ phí môn bài trong dự thảo Luật nhằm giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân, nhất là khi những khoản thu này không lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu phí sử dụng lòng lề đường và hè phố: Lợi bất cập hại
Thu phí sử dụng lòng lề đường và hè phố: Lợi bất cập hại

VOV.VN - Quy định thu phí này sẽ khuyến khích người dân sử dụng lòng lề đường, ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đô thị đồng thời quản lý phí cũng rất khó.

Thu phí sử dụng lòng lề đường và hè phố: Lợi bất cập hại

Thu phí sử dụng lòng lề đường và hè phố: Lợi bất cập hại

VOV.VN - Quy định thu phí này sẽ khuyến khích người dân sử dụng lòng lề đường, ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đô thị đồng thời quản lý phí cũng rất khó.

Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí
Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí

VOV.VN - Quy định mức phí, lệ phí do một số bộ, ngành và địa phương ban hành còn nhiều bất cập nên cần thiết giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.

Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí

Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí

VOV.VN - Quy định mức phí, lệ phí do một số bộ, ngành và địa phương ban hành còn nhiều bất cập nên cần thiết giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.

Lệ phí tuyển sinh đại học năm 2015
Lệ phí tuyển sinh đại học năm 2015

VOV.VN - Nếu xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học sẽ nộp 35.000 đồng/môn thi (dự thi), 30.000 đồng/hồ sơ (dự tuyển).

Lệ phí tuyển sinh đại học năm 2015

Lệ phí tuyển sinh đại học năm 2015

VOV.VN - Nếu xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học sẽ nộp 35.000 đồng/môn thi (dự thi), 30.000 đồng/hồ sơ (dự tuyển).

Visa cộng lệ phí quá cao đang cản chân khách du lịch đến Việt Nam
Visa cộng lệ phí quá cao đang cản chân khách du lịch đến Việt Nam

VOV.VN -Với chi phí xin visa vào Việt Nam, khách du lịch châu Ấu có thể ở lại hai đêm ở Bangkok, Thái Lan.

Visa cộng lệ phí quá cao đang cản chân khách du lịch đến Việt Nam

Visa cộng lệ phí quá cao đang cản chân khách du lịch đến Việt Nam

VOV.VN -Với chi phí xin visa vào Việt Nam, khách du lịch châu Ấu có thể ở lại hai đêm ở Bangkok, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội: Dẹp bỏ ngay quy định thu phí kiểm dịch bất hợp lý
Chủ tịch Quốc hội: Dẹp bỏ ngay quy định thu phí kiểm dịch bất hợp lý

VOV.VN - Không đồng tình với việc thực hiện thu phí kiểm dịch bất hợp lý, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng NN&PTNT lập tức bãi bỏ ngay quy định này.

Chủ tịch Quốc hội: Dẹp bỏ ngay quy định thu phí kiểm dịch bất hợp lý

Chủ tịch Quốc hội: Dẹp bỏ ngay quy định thu phí kiểm dịch bất hợp lý

VOV.VN - Không đồng tình với việc thực hiện thu phí kiểm dịch bất hợp lý, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng NN&PTNT lập tức bãi bỏ ngay quy định này.

Ôtô có thể gánh thêm nhiều loại phí, lệ phí
Ôtô có thể gánh thêm nhiều loại phí, lệ phí

Xe hơi từ 7 chỗ trở xuống có thể phải chịu thêm phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng theo đề xuất mới của Bộ Tài chính.

Ôtô có thể gánh thêm nhiều loại phí, lệ phí

Ôtô có thể gánh thêm nhiều loại phí, lệ phí

Xe hơi từ 7 chỗ trở xuống có thể phải chịu thêm phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng theo đề xuất mới của Bộ Tài chính.