Đại biểu Mai Hữu Tín: Thống kê nhập siêu từ TQ sai đến cả chục tỷ USD?

VOV.VN - Nhập siêu không chính thức gây khó khăn, thiệt hại cho nền kinh tế gây áp lực lớn lên tỷ giá của đồng tiền Việt Nam.

Tại phiên thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015, Đại biểu Mai Hữu Tín, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho biết, việc phát sinh chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu theo công bố của Tổng cục thống kê Việt Nam và Trung Quốc đang có khuynh hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam.

Ông Tín lấy ví dụ cụ thể: Chỉ lấy riêng số liệu năm 2014, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu từ Việt Nam 19,9 tỷ USD, cao hơn trên 30% so với số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố. Trong khi đó, Trung Quốc lại xuất khẩu vào Việt Nam 63,7 tỷ USD, cao hơn đến 45% so với con số công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Đại biểu Mai Hữu Tín, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương.
Như vậy, riêng trong năm 2014, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là 43,8 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 28,9 tỷ USD mà Việt Nam công bố. Đây là một khoảng chênh lệch 15 tỷ USD và cũng có nghĩa là nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã chiếm tới gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, không chỉ là 30% theo con số của cơ quan thống kê Việt Nam.

“Việc khác biệt về số liệu xuất nhập khẩu theo số liệu thống kê các nước là việc bình thường, nhưng rủi ro bao gồm sự khác biệt về ghi nhận tỷ giá, chi phí vận chuyển, bảo hiểm… Theo tính toán của Việt Nam, chi phí bảo hiểm và chi phí chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Với hai quốc gia có chung đường biên giới, giữa Việt Nam và Trung Quốc, chi phí vận chuyển trên thực tế không thể lớn hơn tỷ lệ 6,6%”, ông Tín cho biết.

Áp dụng công thức tính này vào thực tế, ông Tín cho rằng, nếu Việt Nam ghi nhận việc xuất khẩu 14,9 tỷ USD xuất khẩu qua Trung Quốc thì con số do Trung Quốc ghi nhận chỉ ở trong khoảng 15,9 tỷ USD. Tuy nhiên, con số Trung Quốc ghi nhận khoảng là 19,9 USD, cao hơn khoảng 4 tỷ USD. Trong khi hai nước còn có vai trò xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới không được ghi nhận đầu đủ, chắc chắn sẽ chiếm một phần trong khoảng 4 tỷ USD này.

Ông Tín khẳng định: Chỉ có thế giải thích, phần lớn con số chênh lệch này đến từ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu lậu sang Trung Quốc. Đó có thể là các mặt hàng Việt Nam cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu bao gồm tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam.

Về nhập khẩu cũng theo hình thức này, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc theo ghi nhận do đã bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm…lẽ ra phải cao hơn giá trị theo Trung Quốc ghi nhận nhưng số liệu cơ quan thống kê ghi nhận lại thấp hơn so với công bố của Trung Quốc đến khoảng 20 tỷ USD (năm 2014).

Đây là một con số khổng lồ mà riêng trong năm 2014, đã có hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào thị trường Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam (không chịu thuế), không phải qua hàng rào quản lý kỹ thuật từ phía Việt Nam.

“Phần lớn những mặt hàng nhập lậu nước ta đang hạn chế nhập khẩu và có thuế cao như hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, bánh kẹo, điện thoại di động… tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa của các doanh nghiệp khác, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sản xuất”, ông Tín chỉ rõ.

Theo ông Tín, nếu chỉ sử dụng số liệu của Trung Quốc, theo thống kê của cơ quan chức năng Trung Quốc tính cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước đã cho thấy, Việt Nam chưa từng suất siêu trong các năm từ 2012 – 2014 như đã công bố, trong khi đó vẫn tiếp tục nhập siêu trong hơn 20 năm qua.

Không dừng lại ở đó, con số nhập siêu không chính thức này tiếp tục tăng nhanh trong những tháng đầu năm 2015, ngoài việc gây khó khăn, thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam, số lượng hàng nhập khẩu khổng lồ này chắc chắn gây áp lực lớn lên tỷ giá của đồng tiền Việt Nam đang hết sức cố gắng giữ ổn định.

Ông Tín cũng cho biết, ngoài Trung Quốc, chênh lệch thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với một số nước khác cũng đang diễn ra, điển hình như Thái Lan cũng có sự chênh lệch lớn trong việc ghi nhận số liệu xuất nhập khẩu với phần thiệt thòi luôn thuộc về Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn đàn hợp tác kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Diễn đàn hợp tác kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ Việt Nam coi quan hệ hợp tác kinh tế với thành phố Trùng Khánh là một bộ phận cấu thành quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung

Diễn đàn hợp tác kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Diễn đàn hợp tác kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ Việt Nam coi quan hệ hợp tác kinh tế với thành phố Trùng Khánh là một bộ phận cấu thành quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung

Hội thảo Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc
Hội thảo Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc

VOV.VN - Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề như: những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác kinh tế thương mại…

Hội thảo Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Hội thảo Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc

VOV.VN - Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề như: những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác kinh tế thương mại…

Năm 2015, thương mại Việt Nam -Trung Quốc sẽ đạt 60 tỷ USD
Năm 2015, thương mại Việt Nam -Trung Quốc sẽ đạt 60 tỷ USD

VOV.VN - Hội thảo kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra sáng nay (17/4) tại Hà Nội.

Năm 2015, thương mại Việt Nam -Trung Quốc sẽ đạt 60 tỷ USD

Năm 2015, thương mại Việt Nam -Trung Quốc sẽ đạt 60 tỷ USD

VOV.VN - Hội thảo kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra sáng nay (17/4) tại Hà Nội.

Kỳ họp lần 7 Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Kỳ họp lần 7 Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Kỳ họp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại hai nước.

Kỳ họp lần 7 Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Kỳ họp lần 7 Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Kỳ họp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại hai nước.

Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc

VOV.VN - Hai nước đặt mục tiêu đạt kim ngạch hai chiều đạt 60 tỷ USD vào năm 2015 và 100 tỷ USD vào năm 2017.

Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc

VOV.VN - Hai nước đặt mục tiêu đạt kim ngạch hai chiều đạt 60 tỷ USD vào năm 2015 và 100 tỷ USD vào năm 2017.

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể đạt 60 tỷ USD
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể đạt 60 tỷ USD

Năm 2014, các đoàn doanh nghiệp tỉnh, địa phương hai bên sẽ tổ chức trao đổi qua lại với tần suất cao hơn.

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể đạt 60 tỷ USD

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể đạt 60 tỷ USD

Năm 2014, các đoàn doanh nghiệp tỉnh, địa phương hai bên sẽ tổ chức trao đổi qua lại với tần suất cao hơn.