Đấu thầu thuốc tập trung: Liệu có cần thiết ?

VOV.VN - Việc đấu thầu thuốc tập trung có thể tiết kiệm một khoản chi phí cho nhà nước những vẫn còn băn khoăn về chất lượng thuốc trúng thầu.

Kết thúc đợt đấu thầu thuốc tập trung năm 2014, Sở Y tế TP HCM cho biết đã tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng, hạn chế những tiêu cực trong đấu thầu. Tuy nhiên, các bác sĩ, dược sĩ và ngay cả nhà quản lý vẫn băn khoăn về 2 vấn đề lớn sau khi thực hiện đấu thầu tập trung, đó là: Chất lượng thuốc trúng thầu và khả năng cung ứng thuốc của các nhà thầu. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, không nên tiếp tục thực hiện việc đấu thầu thuốc tập trung.

Đấu thầu thuốc tập trung được xem là công cụ để lựa chọn ra những loại thuốc có chất lượng với giá hợp lý, hạn chế việc tăng giá thuốc cũng như việc bắt tay giữa các bệnh viện và doanh nghiệp cung ứng thuốc. Việc tiết kiệm được hơn 1.400 tỷ đồng sau đợt đấu thầu thuốc tập trung tại TP HCM vừa qua dường như là một đáp án tốt cho một bài toán khó.

Nhưng ở phía bên kia của vấn đề tiết kiệm một khoản chi phí cho nhà nước là những băn khoăn về chất lượng thuốc trúng thầu. Băn khoăn này xuất phát từ 2 lí do: Kỹ thuật đấu thầu vẫn còn những lỗ hổng và  chưa thể an tâm về việc kiểm định chất lượng thuốc trúng thầu tại Việt Nam.

Việc đấu thầu thuốc tập trung cũng có thể dẫn đến việc thiếu thuốc tại các bệnh viện.
(Ảnh: KT)
Theo PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, Thông tư 01 của  Bộ y tế và  Bộ tài chính về đấu thầu thuốc đã không thể phân loại được các loại thuốc vì tất cả các loại thuốc đều dễ dàng đạt điểm thang điểm kỹ thuật để vào vòng đấu giá.

“Theo thông tư 01 quy định, tất cả các thuốc phải vượt qua vòng 70 điểm mới đến vòng đấu giá. Tuy nhiên, để đạt được 70 điểm thì loại thuốc nào cũng đạt được nên khó phân biệt giữ loại thuốc có kỹ thuật cao với thuốc có kỹ thuật trung bình, giữa hàng tốt và hàng chấp nhận được. Cũng không thể cho rằng, thuốc rẻ là thuốc kém chất lượng nhưng thuốc rẻ thì rất khó có chất lượng. Chỉ có thể có thuốc chất lượng và giá cả hợp lý chứ không thể có thuốc chất lượng lại có giá rẻ”, bà Lan cho hay.

Khi đã vượt qua hàng rào kỹ thuật, lợi thế chiến thắng chỉ còn phụ thuộc vào giá mặt hàng thuốc. Trong khi đó, giá thuốc cao hay thấp lại có liên quan mật thiết đến chất lượng thuốc. Vì để có thuốc chất lượng thì các doanh nghiệp phải đầu tư nhà máy đạt tiêu chuẩn rất khắt khe, nguồn nguyên liệu dược phải đảm bảo.

Do vậy, không chỉ có ý kiến của PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan, nhiều bác sĩ, dược sĩ đều khẳng định: Không thể có chuyện thuốc giá rẻ mà chất lượng. Thêm vào đó, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn chưa thể yên tâm với tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thuốc khi nhập khẩu để tham gia đấu giá.

Thuốc là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nên việc kiểm định thuốc, theo một số chuyên gia chỉ nên dựa vào tiêu chuẩn FDA của Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ - đây là tiêu chuẩn mà các chuyên gia ngành dược cho rằng cực kỳ chuẩn xác trong việc đánh giá chất lượng thuốc.

Dược sĩ Huỳnh Thị Lan, Tổng Giám đốc công ty Hóa dược phẩm Mekophar kiến nghị, trước khi quyết định cho nhập khẩu thuốc vào Việt Nam để tham gia đấu thầu thì cơ quan chức năng phải đến tận nhà máy sản xuất thuốc để kiểm tra.

“Trước khi xuất khẩu thuốc sang quốc gia nào thì quốc gia đó đều vào kiểm tra dây chuyền của công ty. Việc kiểm tra này được tiến hành rất kĩ lưỡng, kéo dài từ 7 - 10 ngày. Chính vì thế, khi thuốc nhập khẩu vào Việt Nam, chúng ta cũng phải đi kiểm tra nhà máy ở quốc gia xuất khẩu có đạt tiêu chuẩn hay không và bên xuất khẩu cùng công ty muốn nhập khẩu thuốc phải chịu phí kiểm tra. Việc làm này mới sàng lọc được thuốc có chất lượng”, dược sĩ Huỳnh Thị Lan cho biết.

Thực tế vừa qua cho thấy, việc đăng kí thuốc lưu hành tại Việt Nam khá dễ dàng và việc rút số đăng kí thuốc diễn ra liên tục. Cục quản lý dược vừa rút một lúc 7 giấy phép đăng kí thuốc vào Việt Nam của công ty VN Pharma do thông tin không đúng với thực tế sản xuất. Còn Sở Y tế TP HCM trong đợt đấu thầu tập trung vừa qua đã để lọt đến 5 mặt hàng thuốc không đúng quy định mà vẫn tham gia đấu thầu, dẫn đến việc hủy kết quả trúng thầu các mặt hàng thuốc này.

Việc đấu thầu thuốc tập trung cũng có thể dẫn đến việc thiếu thuốc tại các bệnh viện. Trong một năm chỉ thực hiện một lần đấu thầu thuốc, trong khi nhu cầu thuốc có thể tăng giảm bất thường sẽ khiến các bệnh viện không chủ động được nguồn thuốc. Hơn nữa, năng lực cung ứng thuốc của các doanh nghiệp trúng thầu cũng bị bỏ ngỏ trong đợt đấu thầu thuốc tập trung vừa qua.

Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Phó Giám đốc Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm, Đại học Y dược TP HCM cho rằng, việc đấu thầu tập trung với số lượng khổng lồ các công việc nên rất khó để thực hiện. Chỉ nên kiểm soát chặt về giá, đấu về giá, sau đó bệnh viện sẽ tự đặt hàng trực tiếp với hãng sản xuất theo giá trúng thầu.

“Hiện nay thời gian đấu giá kéo dài đến mấy tháng nhưng kết quả lại áp dụng cho cả năm, trong khi sau đấu thầu vẫn có những tiến bộ y học vượt bậc nhưng bệnh nhân phải chờ đợt đấu thầu tiếp theo. Như thế vô hình việc đấu thầu đã tước đi cơ hội của bệnh nhân”, bác sĩ Nam Anh nhận định.

Phải thừa nhận những cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành nhiều văn bản để hoàn thiện cơ chế đấu thầu thuốc tập trung. Từ thông tư 01 năm 2012 đến thông tư 36 năm 2013, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã chú trọng đến chất lượng thuốc khi tham gia đấu thầu tập trung.

Tuy nhiên, theo ý kiến của Thạc sĩ Nguyễn Duy Thuận, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế y tế và quản trị bệnh viện, dù ban hành nhiều văn bản đi nữa thì vẫn luôn có những lổ hổng. Việc thực hiện đấu giá tập trung là không cần thiết và gây lãng phí. Nhà nước chỉ nên quy định giá trần theo từng loại bệnh và nên để cho các bệnh viện tự chủ động nguồn thuốc theo cơ chế thị trường.

“Đấu thầu thuốc để giảm giá thuốc là đúng. Nhưng nếu xét về tổng chi phí khám chữa bệnh thì chưa chắc đúng và nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí điều trị của người bệnh. Người bệnh chỉ mua sự hết bệnh chứ không mua thuốc. Thị trường sẽ điều hòa chi phí khám chữa bệnh trong đó có giá thuốc một cách rất tự nhiên”, Thạc sĩ Thuận nêu rõ.

Thuốc chỉ là một trong các yếu tố bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc và đội ngũ bác sĩ… cấu thành nên việc khám chữa bệnh. Việc cắt giảm chi phí về thuốc liệu có cần thiết trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh hay không? Trả lời câu hỏi này cũng chính là đã trả lời cho câu hỏi về việc có nên tiếp tục đấu thầu thuốc tập trung hay không?./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đấu thầu thuốc vẫn nhiều bất cập
Đấu thầu thuốc vẫn nhiều bất cập

VOV.VN -Nhiều loại thuốc giá rẻ, không đảm bảo chất lượng trúng thầu khiến bệnh viện điều trị không hiệu quả, bệnh nhân chịu thiệt thòi

Đấu thầu thuốc vẫn nhiều bất cập

Đấu thầu thuốc vẫn nhiều bất cập

VOV.VN -Nhiều loại thuốc giá rẻ, không đảm bảo chất lượng trúng thầu khiến bệnh viện điều trị không hiệu quả, bệnh nhân chịu thiệt thòi

Đấu thầu thuốc: "Minh bạch thì muốn vi phạm cũng khó"
Đấu thầu thuốc: "Minh bạch thì muốn vi phạm cũng khó"

VOV.VN -Việc quy định hình thức đàm phán giá sẽ đảm bảo công khai, minh bạch hơn.

Đấu thầu thuốc: "Minh bạch thì muốn vi phạm cũng khó"

Đấu thầu thuốc: "Minh bạch thì muốn vi phạm cũng khó"

VOV.VN -Việc quy định hình thức đàm phán giá sẽ đảm bảo công khai, minh bạch hơn.

Đấu thầu thuốc lại làm “nóng” nghị trường
Đấu thầu thuốc lại làm “nóng” nghị trường

VOV.VN -Ngoài 1 điểm mới là đàm phán giá và đấu thầu tập trung, các qui định còn lại chưa tháo gỡ được những vướng mắc lâu nay.

Đấu thầu thuốc lại làm “nóng” nghị trường

Đấu thầu thuốc lại làm “nóng” nghị trường

VOV.VN -Ngoài 1 điểm mới là đàm phán giá và đấu thầu tập trung, các qui định còn lại chưa tháo gỡ được những vướng mắc lâu nay.

Đề nghị truy tố 9 bị can vụ đấu thầu thuốc tại Gia Lai
Đề nghị truy tố 9 bị can vụ đấu thầu thuốc tại Gia Lai

Các bị can đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đề nghị truy tố 9 bị can vụ đấu thầu thuốc tại Gia Lai

Đề nghị truy tố 9 bị can vụ đấu thầu thuốc tại Gia Lai

Các bị can đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng
Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng

(VOV) -Có Luật sẽ khắc phục tình trạng 'giá thuốc là máy bay trực thăng không có chỗ đỗ', 'mua thuốc cũng như mua xi măng, sắt thép'...

Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng

Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng

(VOV) -Có Luật sẽ khắc phục tình trạng 'giá thuốc là máy bay trực thăng không có chỗ đỗ', 'mua thuốc cũng như mua xi măng, sắt thép'...

Khởi tố vụ đấu thầu thuốc tại các bệnh viện ở Cà Mau
Khởi tố vụ đấu thầu thuốc tại các bệnh viện ở Cà Mau

Thanh tra tỉnh Cà Mau đã có kết luận hàng loạt sai phạm tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Khởi tố vụ đấu thầu thuốc tại các bệnh viện ở Cà Mau

Khởi tố vụ đấu thầu thuốc tại các bệnh viện ở Cà Mau

Thanh tra tỉnh Cà Mau đã có kết luận hàng loạt sai phạm tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.