Đề xuất gần 10 tỷ USD làm đường sắt TP.HCM - Cần Thơ

VOV.VN - Tập đoàn CT Group đề xuất huy động 9,98 tỷ USD đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Trong văn bản gửi Chính phủ mới đây, Tập đoàn CT Group đề xuất tuyến đường sắt sẽ là đường đôi, dài 174 km, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, chạy cả tàu khách và tàu hàng. Dự án đi qua 6 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ.

CT Group dự kiến liên danh với Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc, Tập đoàn Xây dựng điện Trung Quốc. Đồng thời, đang nghiên cứu thỏa thuận để nhận gói hỗ trợ tài chính cho dự án từ các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Quốc gia Trung Quốc để đảm bảo nguồn tài chính cho dự án.

Trong tổng mức đầu tư dự kiến 9,98 tỷ USD (hơn 227.000 tỷ đồng), liên danh góp vốn tỷ lệ 85%, nhà nước khoảng 15%.

CT Group cam kết hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong 6 tháng đầu năm 2024 để trình phê duyệt; đồng thời cam kết huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành Dự án trước năm 2032.

Cụ thể: Chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án (2024 ), thiết kế chi tiết (2025), giải phóng mặt bằng (2025 -2026), triển khai thi công, đào tạo nhân lực, tổ chức vận hành (2027 -2032).

Để phát triển đồng bộ kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp đề xuất lập phương án phát triển đồng bộ 12 khu đô thị ga dọc tuyến theo mô hình TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng), giúp rút ngắn thu hồi vốn từ 50 xuống 25 năm và tạo sự phát triển cho các tỉnh thành.

Mỗi nhà ga sẽ là công trình hiện đại mang bản sắc của mỗi tỉnh. Từ ga đến bán kính 500 m là vành đai thương mại dịch vụ, khu dân cư, khu công nghệ; vòng ngoài bán kính 10 km là logistics và nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng đô thị xanh.

Dự báo, nhu cầu vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt này đến năm 2035 hơn 16,4 triệu lượt và 19,1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm; đến năm 2050 là hơn 42 triệu lượt hành khách, 81 triệu tấn hàng hóa.

Tập đoàn CT Group cho biết đã nghiên cứu dự án trong 10 năm. Liên danh tư vấn cũng đã có kinh nghiệm khi làm tuyến tàu điện quy mô tương tự ở Jakarta - Bandung (Indonesia). Do công tác đào tạo nhân lực, vận hành được tổ chức song song, nên tổng thời gian thực hiện chỉ còn 9 năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị xem xét trách nhiệm khiến đường sắt Nhổn-ga Hà Nội chậm tiến độ, đội vốn
Đề nghị xem xét trách nhiệm khiến đường sắt Nhổn-ga Hà Nội chậm tiến độ, đội vốn

VOV.VN - Chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, thanh tra thành phố kiến nghị xem xét trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan. Yêu cầu xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân làm đội vốn, chậm tiến độ tại dự án này.

Đề nghị xem xét trách nhiệm khiến đường sắt Nhổn-ga Hà Nội chậm tiến độ, đội vốn

Đề nghị xem xét trách nhiệm khiến đường sắt Nhổn-ga Hà Nội chậm tiến độ, đội vốn

VOV.VN - Chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, thanh tra thành phố kiến nghị xem xét trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan. Yêu cầu xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân làm đội vốn, chậm tiến độ tại dự án này.

Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông tại huyện Cầu Ngang, Trà Vinh ​
Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông tại huyện Cầu Ngang, Trà Vinh ​

VOV.VN - UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở trên nhiều đoạn sông trên địa bàn huyện Cầu Ngang: sông Thâu Râu (xã Mỹ Long Nam), sông Vinh Kim ( xã Vinh Kim) và kênh Mương Khai (xã Long Sơn).

Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông tại huyện Cầu Ngang, Trà Vinh ​

Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông tại huyện Cầu Ngang, Trà Vinh ​

VOV.VN - UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở trên nhiều đoạn sông trên địa bàn huyện Cầu Ngang: sông Thâu Râu (xã Mỹ Long Nam), sông Vinh Kim ( xã Vinh Kim) và kênh Mương Khai (xã Long Sơn).

BRT và đường sắt đô thị: Lựa chọn nào?
BRT và đường sắt đô thị: Lựa chọn nào?

VOV.VN - Đến thời điểm này, thất bại của tuyến buýt nhanh (BRT 01) tại Thủ đô Hà Nội là không thể bàn cãi. Mới đây, Hà Nội đề xuất làm đường sắt thay tuyến buýt nhanh BRT gây nên không ít tranh luận. Vậy BRT và đường sắt đô thị, phương án nào tốt hơn, khả thi hơn và hiệu quả hơn đối với Thủ đô?

BRT và đường sắt đô thị: Lựa chọn nào?

BRT và đường sắt đô thị: Lựa chọn nào?

VOV.VN - Đến thời điểm này, thất bại của tuyến buýt nhanh (BRT 01) tại Thủ đô Hà Nội là không thể bàn cãi. Mới đây, Hà Nội đề xuất làm đường sắt thay tuyến buýt nhanh BRT gây nên không ít tranh luận. Vậy BRT và đường sắt đô thị, phương án nào tốt hơn, khả thi hơn và hiệu quả hơn đối với Thủ đô?

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác
Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

VOV.VN - Năm 2024, Bộ GTVT phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên 2.021km.

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

VOV.VN - Năm 2024, Bộ GTVT phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên 2.021km.