Dệt may Việt Nam còn nhiều lợi thế chưa được khai thác

(VOV) -Nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam"

Sáng 13/4, trong khuôn khổ của Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - Thiết bị và nguyên phụ liệu đang diễn ra tại TP HCM, Tập đoàn dệt may Việt Nam phối hợp với  Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển trực thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan (viết tắt là CBI) tổ chức hội thảo Năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia quốc tế”.

Dự hội thảo có các chuyên gia của CBI và đại diện nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia của CBI cho rằng, dệt may Việt Nam còn nhiều lợi thế chưa được khai thác hết như: sự ổn định về chính trị, nhiều chính sách kinh tế thoáng, giá nhân công và chi phí sản xuất thấp, thời gian làm việc hàng tuần của công nhân nhiều nên khả năng giao hàng nhanh…

Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xác định được các yếu tố khiến đối tác quyết định lựa chọn đặt hàng dệt may ở nước nào. Từ đó, các doanh nghiệp có kế hoạch đáp ứng yêu cầu, chào hàng để đem khách hàng đến với Việt Nam.

Tại châu Âu hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 1 và Việt Nam đang đứng thứ 10 về thị phần hàng dệt may. Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu vẫn luôn muốn tìm thêm nhà cung cấp khác ngoài Trung Quốc và doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng được cơ hội này, chứng tỏ được lợi thế của mình để ghi tên vào sự lựa chọn đó.

Một số chuyên gia cũng phân tích: dệt may Việt Nam thời gian qua đã chứng tỏ được ưu thế về khả năng vận chuyển hàng hóa, giao hàng đúng hẹn, cung ứng đa dạng…

Sắp tới, Hiệp định tự do thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực cũng là một thế mạnh để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này.

Bà Dhyana Van Der Pols, Cố vấn cao cấp của CBI nói: Về nguyên tắc, chúng ta phải hiểu là khi xuất khẩu chúng ta phải đảm bảo với khách hàng là sản phẩm của chúng ta đúng thời điểm, đúng giá, đúng yêu cầu của khách hàng. Do đó, việc tạo lợi thế cạnh tranh với những yếu tố đó là rất quan trọng, chúng tôi mong muốn góp một số ý kiến để doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tạo sự cạnh tranh tốt hơn. Chúng tôi cũng lưu ý là doanh nghiệp phải có chiến lược ưu tiên thị trường, xác định thị trường phù hợp với dòng sản phẩm của mình để tập trung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?
Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?

(VOV) -Dệt may 4 năm liên tiếp dẫn đầu nhóm hàng xuất khẩu cả nước, tháng 1/2013 tăng trưởng tới 24,8%, nhưng vẫn chưa được coi là bền vững.

Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?

Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài?

(VOV) -Dệt may 4 năm liên tiếp dẫn đầu nhóm hàng xuất khẩu cả nước, tháng 1/2013 tăng trưởng tới 24,8%, nhưng vẫn chưa được coi là bền vững.

Dệt may TPHCM tự làm từ A-Z để bán sản phẩm
Dệt may TPHCM tự làm từ A-Z để bán sản phẩm

(VOV) -Các DN mua nguyên liệu về sản xuất để bán thành phẩm, thay vì làm hàng gia công… 

Dệt may TPHCM tự làm từ A-Z để bán sản phẩm

Dệt may TPHCM tự làm từ A-Z để bán sản phẩm

(VOV) -Các DN mua nguyên liệu về sản xuất để bán thành phẩm, thay vì làm hàng gia công… 

Doanh nghiệp Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu sang Hồng Kông
Doanh nghiệp Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu sang Hồng Kông

(VOV) - Nhiều chuyên gia còn cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng nơi này làm cửa ngõ để đưa hàng hóa sang các nước khác.

Doanh nghiệp Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu sang Hồng Kông

Doanh nghiệp Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu sang Hồng Kông

(VOV) - Nhiều chuyên gia còn cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng nơi này làm cửa ngõ để đưa hàng hóa sang các nước khác.

Dệt may đạt 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
Dệt may đạt 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu

(VOV) - Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 15% trong 6 tháng đầu năm

Dệt may đạt 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu

Dệt may đạt 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu

(VOV) - Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 15% trong 6 tháng đầu năm