Điểm sáng thay đổi tư duy phát triển KT của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng

VOV.VN - Từ việc thay đổi tư duy làm nông nghiệp, như tham gia hợp tác xã sản xuất tập trung, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất đã giúp cho nhiều nông dân là đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng từng bước vươn lên làm giàu.

Đây cũng là thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Nhờ sản xuất kết hợp làm dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh buôn bán tại gia đình, mỗi năm, anh Triệu Hoàng Hương, người dân tộc Khmer ở ấp Kiết Lợi, xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng kiếm thu nhập vài trăm triệu đồng. Anh cũng là một trong những gương nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương, đặc biệt, là một trong những người đã mạnh dạn, đi đầu trong ứng khoa học công nghệ nông nghiệp hiện đại vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao kinh tế.

Vừa lau chùi máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) anh Triệu Hoàng Hương vừa chia sẻ, bản thân xuất thân từ gia đình nông dân, nên sau khi lập gia đình, anh cùng vợ cũng bắt đầu khởi nghiệp từ việc trồng lúa. Sau bao nhiêu năm nỗ lực, cố gắng tiết kiệm, dành dụm, từ vài công lúa ban đầu, giờ đây gia đình anh đã sang nhượng được 9 ha đất.

Với động tác điều khiển khá thuần thục, anh Hương đã thử bay trình diễn máy bay phun thuốc BVTV cho chúng tôi xem, đồng thời cho biết, giờ muốn làm nông nghiệp hiệu quả phải thay đổi tư duy, không thể cứ dựa vào sức lao động, mà phải từng bước cơ giới hoá. Đặc biệt là hiện nay, trong thời đại công nghiệp 4.0, đòi hỏi người nông dân phải mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến, mới mong bắt kịp nông nghiệp hiện đại, như việc sử dụng máy bay phun thuốc BVTV này thay cho sức người chẳng hạn.

Anh Triệu Hoàng Hương cho biết: “Tôi thấy mô hình máy bay phát triển, như ở Trần Đề người ta có qua phun thuốc làm dịch vụ phục vụ cho mình. Tôi thấy và bắt đầu có ý tưởng đầu tư. Bạn thân của tôi cũng bàn bạc là cùng nhau đầu tư mua máy bay phun thuốc để vừa làm trong gia đình, vừa phục vụ anh em và bà con trong xóm luôn, rồi còn nông dân lân cận nữa. Từ đó, gia đình tôi đã bàn nhau và quyết định mua được 1 máy để làm trong gia đình và thấy làm được quá thì đầu tư thêm 1 máy nữa”.

Theo anh Hương, trước đây, với 9 ha đất của gia đình, anh phải tốn vài ngày phun thuốc bằng thủ công mới xong, chi phí mướn lao động cũng cao ngất ngưỡng. Nhưng giờ đây, cũng với diện tích này, anh hoàn thành không đầy một buổi sáng bằng máy bay phun thuốc của mình, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, hiệu quả phòng trừ bệnh, diệt sâu hại đạt cao, không ảnh hưởng sức khoẻ, lại giải quyết tốt tình trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn.

Sau hiệu quả của máy bay phun thuốc đầu tiên, năm ngoái, anh Hương tiếp tục mạnh dạn đầu tư thêm 1 máy bay phun thuốc để đáp ứng nhu cầu làm nông của bà con. Với 2 máy bay phun thuốc BVTV, mỗi vụ lúa, anh phun từ 14.000-15.000 công đất cho nông dân, tạo việc làm cho 6 lao động ở địa phương với mức thu nhập khoảng 6-7 triệu đồng/tháng.

“Hiện tại với 2 máy bay phun thuốc thì giải quyết việc làm cho anh em được 6 nhân công ở địa phương. Riêng lợi nhuận thì 1 công (1.000m2) trừ chi phí thì lời khoảng 4.000 đồng. Mỗi 1 vụ như vậy thì tôi kiếm lời từ 50-70 triệu đồng sau khi trừ chi phí tiền xăng, công lao động… Tôi làm lúa được 9ha, vụ vừa rồi canh tác giống ST21 trên tất cả các diện tích, nhờ có giá nên lợi nhuận thu về cũng gần 2 triệu/công” - anh Hương cho biết thêm.

Để nông sản có đầu ra và bán được giá, các hộ Khmer ở ấp Kiết Lập B, xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị đã cùng nhau thành lập và tham gia vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Anh Danh Ươl, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kiết Lập B là một trong những người luôn tâm huyết. Anh luôn tập trung nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời còn mở cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc BVTV phục vụ bà con nông dân địa phương. Với tư duy, cách làm rất sáng tạo, thích nghi với cơ chế thị trường, biết vận động, thuyết phục bà con liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ, anh đã giúp nông dân trong hợp tác xã không còn lo thị trường đầu ra, nông sản cũng được nâng cao về giá trị.

Hợp tác xã Nông nghiệp Kiết Lập B thành lập vào cuối năm 2013, đến thời điểm này đã có 33 thành viên tham gia, tổng vốn điều lệ gần 200 triệu đồng. Hợp tác xã chuyên cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa giống, rơm, liên kết sản xuất, bao tiêu nông sản làm ra. Tổng diện tích sản xuất của hợp tác xã gần 100ha. Bên cạnh sản xuất lúa hàng hoá, hợp tác xã còn cung cấp lúa giống cho các hộ nông dân ở địa phương.

“Khi vào hợp tác xã thì sẽ hỗ trợ cho việc sản xuất của mình. Ngoài ra, với kiến thức mình đã học tập được thì mình hướng dẫn bà con về cách thức làm ăn, bởi đôi khi bà con mình có vốn nhưng chưa biết đầu tư gì, khi vào hợp tác xã, bà con đầu tư và có lợi nhuận” - anh Danh Ươl chia sẻ.

Hiện các thành viên hợp tác xã vừa được tập huấn làm phân hữu cơ, đang chờ vay vốn để đầu tư sản xuất phân hữu cơ cung ứng cho nông dân trong thời gian tới. Mô hình thành công sẽ mở hướng đi mới cho hợp tác xã, bởi sản xuất hữu cơ là xu thế phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu
Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu

VOV.VN - Trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là hướng đi mới phù hợp đang được nông dân tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp nông dân Quảng Nam làm giàu

VOV.VN - Trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là hướng đi mới phù hợp đang được nông dân tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác
Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác

VOV.VN - Ngư dân tỉnh Quảng Bình đang tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đánh bắt hải sản, chuyển đổi nghề sang hướng khai thác đa dạng, phù hợp để làm giàu từ biển. Việc nâng cao ý thức tự giác khai thác đúng ngư trường, chấp hành nghiêm quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là cơ sở quan trọng góp phần phát triển nghề cá bền vững.

Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác

Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác

VOV.VN - Ngư dân tỉnh Quảng Bình đang tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đánh bắt hải sản, chuyển đổi nghề sang hướng khai thác đa dạng, phù hợp để làm giàu từ biển. Việc nâng cao ý thức tự giác khai thác đúng ngư trường, chấp hành nghiêm quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là cơ sở quan trọng góp phần phát triển nghề cá bền vững.

Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tại xã vùng cao Tràng Phái, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) câu chuyện về một nữ nông dân người Nùng tên Đàm Thị Hoài với mô hình kinh tế tổng hợp được nhiều người biết đến. Mô hình kinh tế này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình chị Hoài, mà còn mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tại xã vùng cao Tràng Phái, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) câu chuyện về một nữ nông dân người Nùng tên Đàm Thị Hoài với mô hình kinh tế tổng hợp được nhiều người biết đến. Mô hình kinh tế này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình chị Hoài, mà còn mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.