Doanh nghiệp TP HCM chưa sẵn sàng tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

VOV.VN - TP HCM có hơn 150.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc gia nhập này.

Chỉ còn khoảng 6 tháng nữa, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được thành lập. Khi đó, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nguồn nhân lực sẽ được dịch chuyển tự do trong khối ASEAN. Đây sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có hơn 150.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc gia nhập này.

Mấy năm qua, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Đức, chuyên sản xuất các loại lốp xe nâng (phục cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản) phải chật vật xoay sở để ổn định sản xuất. Gần đây, lãi suất ngân hàng giảm, công ty mới mạnh dạn vay vốn đầu tư dây chuyền sản xuất lốp xe mới với 500.000 USD. Vì thế, việc đổi mới của doanh nghiệp chuẩn bị cho tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN cũng chỉ dừng lại ở mức này. Khi được hỏi về việc đổi mới mẫu mã sản phẩm, dịch vụ, quản trị, đầu tư nguồn nhân lực nhằm tạo ra những sản phẩm cạnh tranh hơn khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN sắp tới, thì lãnh đạo công ty cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên tác động không đáng kể.

Sản xuất hàng mỹ nghệ của doanh nghiệp Kiến Phúc. (Ảnh: Báo Đồng Nai)

Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Đức cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ biết rất ít thông tin về cộng đồng kinh tế ASEAN. Theo ông, đổi mới về quản trị, nguồn nhân lực thì quan trọng đối với doanh nghiệp lớn chứ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không quan trọng. “Một số sản phẩm của tôi thì có gia nhập hay không gia nhập thì mức thuế cũng như nên tôi thấy nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm của chúng tôi,” ông Quốc Anh nói.

Không chỉ doanh nghiệp Minh Đức mà nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh quan tâm không nhiều đến tác động khi Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN trong thời gian tới. Vì thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phải vật lộn với khó khăn, vượt qua giai đoạn này để tồn tại và ổn định sản xuất. Trong khi đó, để tăng năng lực cạnh tranh khi hội nhập các doanh nghiệp không chỉ đầu tư đổi mới công nghệ mà còn phải cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đầu tư nguồn nhân lực và đổi mới quản trị v.v… Nhưng đây là điều là rất khó đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi để làm những việc này cần phải có nhiều vốn và chiến lược sản xuất, kinh doanh dài hơi. Trong khi, doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố vừa khó khăn về vốn, vừa thiếu thông tin về hội nhập.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khi hội nhập nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội và tránh các thách thức. Tuy nhiên, theo ông Minh, đến nay cũng chưa có tài liệu nào chính thống của nhà nước để hướng dẫn doanh nghiệp.

Theo một số chuyên gia kinh tế, điều đáng lo ngại không chỉ là các doanh nghiệp, vừa và nhỏ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập, mà về phía các ngành chức năng, việc chuẩn bị cũng chưa rõ nét. Trong khi, các nước khác ở khối ASEAN đều có nhiều sự chuẩn bị kỹ cho việc hội nhập này.

Ông Ngô Đình Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Le & Associates, đơn vị chuyên tư vấn về cơ cấu, quản trị và nhân sự doanh nghiệp cho rằng, công tác của chính phủ rất sơ sài. “Các quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaisia… đều có ủy ban hỗ trợ cho Chính phủ việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Họ khảo sát rất kỹ các vấn đề liên quan đến hội nhập như: đầu tư, dịch vụ, dịch chuyển vốn, chuyển dịch lao động… tất cả vấn đề này đều tác động đến doanh nghiệp,” ông Đức nói.

Doanh nghiệp Việt Nam đang ở trong thế: nước tới chân mới nhảy. Trong khi, các công ty đa quốc gia đầu tư Việt Nam đã có chiến lược từ lâu cho việc hội nhập này, thông qua các thương vụ mua, bán sáp nhập, việc phát triển các hệ thống phân phối tại Việt Nam …. Sắp tới, khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành với thị trường 600 triệu dân thì sẽ là cơ hội, nhưng cũng là thách thức rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bởi lúc này chúng ta không chỉ cạnh tranh ở trên sân nhà mà còn cạnh tranh ở thị trường chung của ASEAN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư
AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư

(VOV) -Các FTA với ASEAN và ASEAN+ tác động 2 mặt đến thương mại và đầu tư, các DN trong nước cần chủ động nắm cơ hội, vượt thách thức.

AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư

AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư

(VOV) -Các FTA với ASEAN và ASEAN+ tác động 2 mặt đến thương mại và đầu tư, các DN trong nước cần chủ động nắm cơ hội, vượt thách thức.

Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC
Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC

VOV.VN - Hiện nay, chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại vốn tự có…

Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC

Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC

VOV.VN - Hiện nay, chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại vốn tự có…

Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC
Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC

VOV.VN - Nguyên nhân là do thông tin hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN không nhiều so với thông tin hội nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do.

Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC

Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC

VOV.VN - Nguyên nhân là do thông tin hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN không nhiều so với thông tin hội nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do.