Doanh nghiệp tư nhân kiến nghị gì với Thủ tướng?

VOV.VN -DN mong muốn được thường xuyên đối thoại với Thủ tướng và cần sửa đổi Luật DN, Luật đầu tư theo hướng thông thoáng hơn…

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, tại buổi đối thoại với Thủ tướng sáng nay (28/4), Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đã nêu các nhóm vấn đề lớn doanh nghiệp kiến nghị với Chính phủ.

Vấn đề đầu tiên là về hệ thống pháp luật kinh doanh. Các doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục đổi mới để bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của DN. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DN trong việc thành lập, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh và rút khỏi thị trường.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị có biện pháp khuyến khích các đơn vị kinh doanh phi chính thức chuyển thành doanh nghiệp và hoạt động trong khu vực chính thức để đảm bảo minh bạch, bài bản và góp phần tăng nhanh số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, hướng tới mục tiêu nước ta có 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới.

Cần sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư theo hướng thông thoáng hơn nữa, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Doanh nghiệp cũng yêu cầu bỏ yêu cầu ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư.

Đồng thời với việc bảo đảm khung khổ pháp luật bình đẳng giữa DNNN với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quy định trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Đề nghị ban hành Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh để chế định các điều kiện pháp luật bảo đảm quyền sở hữu và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm DNNN chỉ hoạt động trong những ngành nghề cần thiết do Nhà nước qui định.

Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đề nghị Quốc hội ban hành Luật DN nhỏ và vừa, Chính phủ có các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ, tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh phi chính thức chuyển thành pháp nhân doanh nghiệp và trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có tiềm năng phát triển thành doanh nghiệp vừa và lớn.

Rút ngắn lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Các DN đề nghị thực hiện phương châm khoan sức cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể trụ vững và phục vụ trong thời gian 2 – 3 năm trước mắt. Theo phương châm này, đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội rút ngắn lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% với doanh nghiệp lớn và 18% với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho một số ngành hang. Rà soát, bãi bỏ các loại phí không còn phù hợp, chuyển một số loại phí thực hiện theo chế độ giá dịch vụ, chấn chỉnh hoạt động thu phí và lệ phí trái quy định, giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp. Tiến tới xây dựng Luật phí và lệ phí thống nhất. Thời gian qua, theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặc dù nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp có giảm bớt nhưng các loại phí, lệ phí và các khoản đóng góp lại tăng cộng thêm tình trạng tận thu của cơ quan thuế đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mặt khác, cũng theo phản ánh của các doanh nghiệp, để được hưởng các khoản ưu đãi về thuế, doanh nghiệp phải vượt qua các thủ tục và điều kiện rất phức tạp cho nên khó thực thi. Đề nghị nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục và điều kiện để các biện pháp ưu đãi cho doanh nghiệp có thể đi vào cuộc sống.

Các DN đề nghị cần được tiếp tục tháo gỡ theo hướng cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát, đồng thời các ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất cho vay. Lãi suất đã xuống tương đối thấp trong tương quan với mức lạm phát kỳ vọng (đặc biệt là các chương trình cho vay ưu đãi). Tuy nhiên, do chưa xử lý được vấn đề nợ xấu và điều kiện cho vay còn ngặt nghèo, nên nhiều doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận được vốn ngân hang và nhất là không thể tiếp cận được với mức lãi suất quy định vì phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức.

Để cải thiện tình hình này, đề nghị tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới như cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng, mở rộng bảo lãnh tín dụng qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và mạng lưới Quỹ bảo lãnh tín dụng cần được tổ chức ở tất cả các địa phương, mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp, cho vay theo kế hoạch sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp. Khẩn trương đưa Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động, phát triển các quy đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư tư nhân, quỹ tiên phong…

Chính phủ cũng cần cân nhắc các kế hoạch phát hành trái phiếu để tạo áp lực buộc các ngân hàng phải tìm biện pháp đẩy mạnh cho vay đối với khu vực doanh nghiệp. Khuyến khích các ngân hang thương mại dành tỷ lệ tín dụng thích đáng cho vay đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bình đẳng trong môi trường kinh doanh

Ngoài những hạn chế về quyền kinh doanh các doanh nghiệp FDI được quy định theo các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường, các DN đề nghị phải bảo đảm trên thực tế sự bình đẳng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn và khu vực FDI trong tiếp cận các nguồn lực, đất đai, tín dụng, các dự án đầu tư công và mua sắm công. Mặc dù luật pháp, chính sách không có sự phân biệt, nhưng có sự phân biệt trên thực tiễn đã hạn chế cơ hội phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân trong nước.

Doanh nghiệp đề nghị tăng cường công tác thông tin và tham vấn doanh nghiệp trong tiến trình đàm phán, tham gia các điều ước quốc tế đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để có được sự tham gia và chuẩn bị tốt nhất từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh các nỗ lực mở cửa, thâm nhập thị trường thế giới rất cần quan tâm thỏa đáng tới  việc bảo vệ thị trường nội địa, thực hiện những biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết như biện pháp chống bán phá giá, hàng rào vệ sinh dịch tễ, quy tắc xuất xứ… để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay, công việc này theo nhận định của doanh nghiệp đang là khâu rất yếu.

Phải triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng gian lận thương mại, đặc biệt là tình trạng buôn lậu qua biên giới, tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Xem xét sửa đổi quy chế mậu dịch tiểu ngạch để ngăn chặn làn sóng hàng nhập lậu cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một trong những biện pháp phát triển thị trường trong điều kiện hội nhập là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, gắn kết khu vực FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với việc xây dựng các cụm công nghiệp, các chuỗi cung ứng. Để làm được việc này, cần xây dựng và thực hiện chương trình phối hợp hành động của các cơ quan chính phủ, các tập đoàn xuyên quốc gia, các doanh nghiệp lớn và các hiệp hội, trong đó các hiệp hội ngành hàng có vai trò rất quan trọng.

Đề nghị thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ và ưu đãi (về thuế, tín dụng, khoa học và công nghệ, lao động…) theo chuỗi, cụm ngành thay vì chính sách hỗ trợ từng ngành và doanh nghiệp riêng lẻ. Đẩy mạnh các chương trình đào tạo, kết nối cho các cụm ngành, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hang trong các chuỗi liên kết.

Tiếp tục cải tiến quy trình đấu thầu các công trình mua sắm và đầu tư công theo hướng quy định tỷ lệ bắt buộc dành cho hàng hóa và nguồn cung từ trong nước, đặc biệt từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đề nghị đối thoại thường niên với Thủ tướng

Về việc tăng cường đối thoại hợp tác giữa các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, nâng cao vai trò và trách nhiệm của VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, các doanh nghiệp đề nghị, cuộc gặp Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tổ chức thường niên. Trên cơ sở Nghị quyết 19 và Kết luận của Thủ tướng, sau hội nghị này đề nghị Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19: Chương trình 2 năm “Đột phá thể chế tạo khí thế mới, động lực mới khu vực doanh nghiệp” góp phần bảo đảm hoàn thiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2014 – 2015 và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp. Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng, VCCI sẽ phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện vai trò thạm gia, giám sát và thúc đẩy thực hiện chương trình hành động này thông qua các khảo sát và nghiên cứu độc lập việc định kỳ 3 tháng 1 lần công bố ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đối với việc thực hiện chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương, phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp với Thủ tướng và các cơ quan Chính phủ, đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

Để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, sát cánh cùng các cơ quan chính quyền trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới và đồng thời góp phần cải cách hành chính trong các cơ quan chính phủ, chúng tôi đề nghị:

Các cơ quan Chính phủ tập trung vào nhiệm vụ xây dựng và bảo đảm thực hiện thể chế, chuyển giao dần các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các dịch vụ công cho VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp.

Giao VCCI chủ trì xây dựng và thực hiện Chương trình nâng cao năng lực các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp nhận sự chuyển giao này và thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các cộng đồng doanh nghiệp, phấn đấu tăng cường tổ chức và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp lớn đạt tới chuẩn mực của các hiệp hội doanh nghiệp có chức năng tương tự ở các nước ASEAN 6./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về FTA
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về FTA

VOV.VN-Nhiều doanh nghiệp trong nước chưa tìm hiểu để tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về FTA

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về FTA

VOV.VN-Nhiều doanh nghiệp trong nước chưa tìm hiểu để tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?
Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?

Từ 1/10/2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong khi đó, đến nay mới có 44/200 doanh nghiệp được cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?

Từ 1/10/2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong khi đó, đến nay mới có 44/200 doanh nghiệp được cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh.

50 triệu USD phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
50 triệu USD phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN -Khoản vay sẽ hỗ trợ nỗ lực cải cách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển và tính cạnh tranh của khu vực DNNVV

50 triệu USD phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

50 triệu USD phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN -Khoản vay sẽ hỗ trợ nỗ lực cải cách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển và tính cạnh tranh của khu vực DNNVV

Vay vốn ADB phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vay vốn ADB phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Khoản tín dụng trị giá 50 triệu USD có thời hạn 25 năm với 5 năm ân hạn, lãi suất 2%/năm trong cả thời hạn vay.

Vay vốn ADB phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vay vốn ADB phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Khoản tín dụng trị giá 50 triệu USD có thời hạn 25 năm với 5 năm ân hạn, lãi suất 2%/năm trong cả thời hạn vay.

Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn
Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn

VOV.VN - Ngoài việc thay đổi cơ chế chính sách, bản thân các doanh nghiệp này cũng phải xem xét phải nâng cao năng lực.

Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn

Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn

VOV.VN - Ngoài việc thay đổi cơ chế chính sách, bản thân các doanh nghiệp này cũng phải xem xét phải nâng cao năng lực.

Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(VOV) -Việt Nam - Thụy Sỹ vừa ký Hiệp định hợp tác nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(VOV) -Việt Nam - Thụy Sỹ vừa ký Hiệp định hợp tác nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam