Doanh nghiệp Việt không chủ động hội nhập, sẽ tụt hậu

VOV.VN -Từ năm 2015, cộng đồng doanh nghiệp Việt chính thức bước vào lộ trình cạnh tranh quốc tế đầy cam go và thách thức.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường thì không thể đứng ngoài dòng hội nhập. Theo TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, năm 2014 vừa qua Chính phủ đã có những cải cách thể chế mạnh mẽ nên thị trường có tính tự do hóa và vận hành tốt hơn.


Để tận dụng được những lợi thế của các Hiệp định đem lại, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng hàng hóa

Cũng theo ông Cung, khi hội nhập sẽ có rất nhiều ngành có lợi thế như: dệt may, da giày, các mặt hàng nông sản…: “Bức tranh kinh tế năm 2015 tôi thấy có dấu hiệu tích cực do các lý do: kinh tế năm 2014 đã có những khởi sắc đó là tăng trưởng đã phục hồi, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp đã ổn định, tỷ giá cũng ổn định. Năm 2015 có hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã và sẽ ký kết có hiệu lực. Vĩ mô và vi mô thuận lợi, trong và ngoài nước đều thuận lợi. Năm 2015, kinh tế có những thay đổi tích cực hơn”.

Năm 2015 này, nhiều Hiệp định thương mại sẽ được thực thi, khi đó hầu hết các mặt hàng sẽ giảm thuế về 0%. Điều này, một mặt sẽ tạo động lực thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới thể chế kinh tế của đất nước, đây cũng là điều kiện để các doanh nghiệp nước ta thâm nhập sâu vào nhiều thị trường lớn hàng đầu thế giới.

Cụ thể như thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Nga, Bekalut, Kazatan… Theo ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà, nếu doanh nghiệp không chuẩn bị nội lực để tạo ra những sản phẩm cạnh tranh cao, đặc biệt là không chủ động nắm bắt thông tin thì nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực là rất cao.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen cho rằng: hội nhập lúc này sẽ có nhiều thuận lợi, bởi nước ta đang trong giai đoạn “dân số vàng”, chi phí nhân công thấp, nhiều chính sách thu hút đầu tư…. Do đó, cơ hội tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp và khả năng thu hút dòng vốn đầu tư rất lớn.

Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này vẫn là câu hỏi khó, bởi thực tế những năm qua, nhiều ngành nghề như: tôn-thép, thủy sản…luôn gặp khó khăn khi vào thị trường các nước trên thế giới bởi các rào cản kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại... Không chỉ dừng ở việc xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cũng còn đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, để doanh nghiệp trong nước tận dụng được những lợi thế của các Hiệp định đem lại, đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về xuất xứ…

Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam phải đặt trong chuẩn mực quốc tế vươn tới tiêu chuẩn quốc tế để xâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng. Ngoài ra, đối với trên sân nhà các doanh nghiệp chỉ có thể giữ được lợi thế này khi sản xuất được các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa  với chất lượng tương đồng với các nhà cung cấp khác trên thế giới. Do đó, cần tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh để đảm bảo đạt được tiêu chuẩn về chi phí về giá thành, chất lượng tương đồng với thế giới và đặc biệt là các nước trên khu vực

Năm 2015, trước những cơ hội và thách thức khi hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, ngoài việc doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình để tận dụng những lợi thế của các Hiệp định mang lại, thì vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Theo đó, rất cần các giải pháp lớn để xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thực sự giúp doanh nghiệp- lực lượng chủ lực của nền kinh tế phát triển bền vững cùng đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

VOV.VN - Năng lực hội nhập kinh tế của địa phương còn nhiều hạn chế, cần giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, các hiệp định mà Việt Nam tham gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

VOV.VN - Năng lực hội nhập kinh tế của địa phương còn nhiều hạn chế, cần giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, các hiệp định mà Việt Nam tham gia.

Quy chế hoạt động BCĐ liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế
Quy chế hoạt động BCĐ liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

VOV.VN - Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế là một bộ phận của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. 

Quy chế hoạt động BCĐ liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Quy chế hoạt động BCĐ liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

VOV.VN - Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế là một bộ phận của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. 

Tổ chức của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị
Tổ chức của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị

VOV.VN- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng là một bộ phận của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế.

Tổ chức của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị

Tổ chức của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị

VOV.VN- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng là một bộ phận của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế.

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức
Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

VOV.VN -Thông điệp này được nêu tại Hội thảo vừa diễn ra tại Pháp, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nhân Pháp.

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

VOV.VN -Thông điệp này được nêu tại Hội thảo vừa diễn ra tại Pháp, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nhân Pháp.

Doanh nghiệp chủ động đón đầu để hội nhập
Doanh nghiệp chủ động đón đầu để hội nhập

VOV.VN - Doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của Chính phủ về cải cách thể chế, tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.    

Doanh nghiệp chủ động đón đầu để hội nhập

Doanh nghiệp chủ động đón đầu để hội nhập

VOV.VN - Doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của Chính phủ về cải cách thể chế, tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.    

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập
Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

VOV.VN -Đánh giá này được nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu tại hội thảo về 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đang diễn ra tại Quảng Ninh.

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

VOV.VN -Đánh giá này được nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu tại hội thảo về 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đang diễn ra tại Quảng Ninh.