Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần bắt tay nhau vượt khó

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm 2022, nông lâm thủy sản xuất khẩu tiếp tục đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước với doanh thu xuất khẩu đạt gần 28 tỷ USD.

Thực tế, tiềm năng, lợi thế dành cho doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam còn rất lớn. Nếu các địa phương tiếp tục chủ động liên kết, cung ứng tốt nguyên liệu đầu vào, đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm...thì giá trị xuất khẩu lĩnh vực này còn cao hơn nữa. Đồng thời, sau đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản, thủy sản, đòi hỏi cả ngành chức năng và doanh nghiệp phải thay đổi cho phù hợp. 

Khó từ ngoài vào trong

Bà Trần Ngọc Lam, đại diện một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Bình Dương, chuyên xuất khẩu chính ngạch ớt và khoai lang sang thị trường Malaysia. Thời gian gần đây, với mặt hàng ớt, doanh nghiệp này không thể xuất một cách chính thức sang quốc gia này mà phải xuất tiểu ngạch sang Campuchia, Thái Lan từ đó mới xuất sang Malaysia. Điều này đã khiến doanh nghiệp đánh mất thương hiệu ở thị trường truyền thống cũng như chi phí dịch vụ, vận tải logistics tăng cao, dẫn đến, hạn chế năng lực cạnh tranh.

Bà Lam cho biết: "Hiện tại các doanh nghiệp của Việt Nam muốn xuất hàng đi thì phải sử dụng kể cả những tờ báo để lót sản phẩm phải không có tiếng Việt. Nếu có tiếng Việt thì không đưa hàng vào được Malaysia, nhưng mang thương hiệu Thái Lan thì xuất đi được. Các doanh nghiệp cũng rất cần các Bộ ngành có những hỗ trợ xuất được hàng chính ngạch, chứ xuất tiểu ngạch hiện chi phí đội lên rất cao".

Để xuất được hàng thì phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O form B). Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Phúc Sinh Group thì việc xin cấp C/O form B đang đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng nhiều tiêu chí rườm rà, mất nhiều thời gian.

Còn doanh nghiệp xuất khẩu hàng lâm sản thì gặp khó trong phân loại hàng hóa mã số HS, thuế suất... Ông Huỳnh Quang Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam- Phụ trách khu vực phía Nam đơn cử, gỗ viên nén đen xuất khẩu là sản phẩm được các doanh nghiệp áp dụng công nghệ ép nén các mùn cưa, dăm bào. Tuy nhiên, nếu gọi tên là viên nén bình thường thì áp thuế suất là 0%, nhưng với viên nén đen xuất khẩu (viên nén thường được gia nhiệt) thì bị áp thuế suất là 5%. Tương tự với gỗ ghép được làm từ nhiều miếng gỗ ghép lại và gọi tên gỗ ghép thanh thì được áp thuế suất 0%. Nhưng với gỗ ghép thanh hình trụ xuất khẩu, phải gia công nhiều hơn, đáng ra là phải được giảm thuế nhưng lại đánh thuế đến 25%.

Ông Huỳnh Quang Thanh, đại diện ngành gỗ nêu ý kiến: "Sản phẩm ví dụ hiện 100 đồng phải cộng thêm 25% đội lên 125 đồng thì không ai mua, từ đó sẽ đánh mất thị trường cho những nước lân cận. Trong trường hợp bị truy thu thuế, thì 25% trên tổng doanh thu lớn lắm, doanh nghiệp xuất khẩu có thể bị phá sản ngay. Tôi nghị ngành Hải quan và các đơn vị nên xem lại sao cho hợp lý".

Doanh nghiệp cần cùng nhau vượt rào cản

Trước tình hình thực tế như hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Từ đó khẳng định thương hiệu, thay đổi tâm lý e ngại đối với hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải cùng nhau đàm phán với đối tác, cùng nhau kiến nghị sửa đổi những bất cập trong quy định của ngành chức năng trong nước.

Ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng Giám sát Quản lý - Cục Hải quan TP.HCM ủng hộ quan điểm kinh doanh là "mua có bạn, bán có phường", doanh nghiệp tiếp tục thông qua các hiệp hội để kiến nghị, nắm bắt thông tin, học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu. Đơn cử như khi có thông tin Malaysia ngừng nhập sản phẩm ớt của Việt Nam, doanh nghiệp cần tìm đến sự can thiệp của cơ quan thương mại tại cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại để giải quyết. Hoặc với những bất cập biểu thuế thì phải cùng nhau có ý kiến.

"Sản phẩm qua sơ chế thuế suất 0%, mà sản phẩm chế biến sâu thì lại bị áp thuế cao, là bất cập ở biểu thuế. Nếu một doanh nghiệp nói không được thì nhiều doanh nghiệp cùng ý kiến, bởi biểu thuế là lĩnh vực của Bộ Tài chính. Qua đó Cục chính sách Thuế sẽ báo cáo Chính phủ điều chỉnh. Một doanh nghiệp không nói được thì hiệp hội phải vào cuộc, tận dụng thế mạnh để phát huy" - ông Thiện nêu rõ.

Ngành Công thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm về chất lượng và an toàn thực phẩm đối với hàng nông, thủy sản, nhất là vấn đề truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng. 

Bà Bùi Hoàng Yến, Tổ Phó Tổ Công tác miền Nam - Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương nêu ý kiến: "Xu hướng sau Covid-19 thì không chỉ thị trường Trung Quốc, ASEAN mà nhiều thị trường khác ngày càng chặt và khó tính hơn. Chúng ta cần cập nhật những thay đổi này, áp dụng những quy trình này vào sản xuất. Các cơ quan chức

Ngành Hải quan, Công thương và Nông nghiệp đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 3 ngành phối hợp tăng cường đối thoại, trao đổi với doanh nghiệp để kịp thời ghi nhận và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Mấu chốt vẫn là doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, chủ động đáp ứng các tiêu chí của hàng xuất khẩu, tiếp tục lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2021
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2021

VOV.VN - Trong 7 tháng, ngành nông nghiệp đã có 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD gồm cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ.

Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2021

Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2021

VOV.VN - Trong 7 tháng, ngành nông nghiệp đã có 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD gồm cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ.

Liên kết tiêu thụ nông sản chủ lực của Cần Thơ
Liên kết tiêu thụ nông sản chủ lực của Cần Thơ

VOV.VN - Chiều 29/7, tại Cần Thơ, Văn phòng điều phối nông thôn vùng ĐBSCL phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ tổ chức diễn đàn thúc đẩy kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản và phát triển du lịch sinh thái tại TP. Cần Thơ.

Liên kết tiêu thụ nông sản chủ lực của Cần Thơ

Liên kết tiêu thụ nông sản chủ lực của Cần Thơ

VOV.VN - Chiều 29/7, tại Cần Thơ, Văn phòng điều phối nông thôn vùng ĐBSCL phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ tổ chức diễn đàn thúc đẩy kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản và phát triển du lịch sinh thái tại TP. Cần Thơ.

Xuất khẩu nông sản vào EU, cơ hội của thị trường cho giá trị cao
Xuất khẩu nông sản vào EU, cơ hội của thị trường cho giá trị cao

VOV.VN - 2 nhóm ngành hàng vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, là nhóm hàng nông sản thực phẩm và dệt may cần được tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.

Xuất khẩu nông sản vào EU, cơ hội của thị trường cho giá trị cao

Xuất khẩu nông sản vào EU, cơ hội của thị trường cho giá trị cao

VOV.VN - 2 nhóm ngành hàng vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, là nhóm hàng nông sản thực phẩm và dệt may cần được tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.

Tránh rủi ro khi xuất khẩu nông sản
Tránh rủi ro khi xuất khẩu nông sản

VOV.VN - Ngành Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa trước khi thông quan, đặc biệt các mặt hàng nông, lâm, thủy sản để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, tránh rủi ro.

Tránh rủi ro khi xuất khẩu nông sản

Tránh rủi ro khi xuất khẩu nông sản

VOV.VN - Ngành Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa trước khi thông quan, đặc biệt các mặt hàng nông, lâm, thủy sản để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, tránh rủi ro.