Dán nhãn hiệu suất năng lượng 4 chiếc tủ lạnh tốn 149 triệu đồng

VOV.VN - Có doanh nghiệp dán nhãn hiệu suất năng lượng cho 4 chiếc tủ lạnh mất đến 149 triệu đồng, nhưng nhãn đó chỉ cho riêng sản phẩm từng doanh nghiệp.

Trong 4 năm liên tiếp, từ 2014 - 2017, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt của các Nghị quyết 19 này là vấn đề đơn giản hóa thủ tục hải quan, cải cách toàn diện các quy định quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, nhằm cải thiện chỉ số Thương mại qua biên giới của Việt Nam.

Đánh giá của Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) đã chỉ rõ, quá trình thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu về thời gian thông quan hàng hóa còn 70 giờ đối với hàng xuất khẩu, 90 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.

Quá trình thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cơ bản đã đáp ứng mục tiêu.
(Ảnh minh họa: Báo Hải quan)

Ông Phạm Thanh Bình, Chuyên gia Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) nhận xét, trong tất cả các lĩnh vực hiện nay đều đã đã đạt mức dưới 15% hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Duy chỉ có lĩnh vực kiểm dịch động vật vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra về thời gian thông quan.

Đáng chú ý, ngành hải quan đã hoàn thiện phương thức quản lý rủi ro trên cơ sở phân loại doanh nghiệp, phân loại người khai hải quan, công khai các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo ông Bình, qua khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn phải tốn chi phí rất lớn đối với việc thay đổi cách thức quản lý, kiểm tra, dán nhãn hiệu suất năng lượng. Có doanh nghiệp khi dán nhãn hiệu suất năng lượng của 4 chiếc tủ lạnh lên đến 149 triệu đồng, nhưng nhãn đó chỉ áp dụng cho riêng sản phẩm của từng doanh nghiệp, không áp dụng cho sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.

“Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận và rút ngắn thời gian thông quan sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp”, ông Bình nhận xét và cho biết, qua rà soát tại nhiều doanh nghiệp cho thấy, có 25 nhóm mặt hàng chịu sự quản lý chồng chéo giữa các Bộ, các cơ quan với nhau nhưng khi rà soát phần lớn nằm trong Bộ NN&PTNT.

Ngoài ra theo ông Bình, mặc dù ngành Hải quan đã áp dụng phương thức quản lý rủi ro, nhưng các quyết định phân luồng, phân loại chưa đảm bảo chính xác, làm cho doanh nghiệp phân vân về tính khách quan của các Nghị định. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro còn phân tán, dữ liệu lạc hậu và không chính xác gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Nhiều quy định hay nhưng khó thực hiện

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, ngành Hải quan đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo các nghị định về kiểm tra chuyên ngành, 1 cửa quốc gia theo hướng điện tử hóa các thủ tục hành chính trên hệ thống 1 cửa quốc gia đối với các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

Đối với các thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, ngành Hải quan sẽ xây dựng đảm bảo theo quy định tại chỉ đạo của Chính phủ, cắt giảm 10% các danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và giảm từ 25% - 27% xuống còn 10% tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Theo kiến nghị của ông Phạm Thanh Bình, cơ quan Hải quan chỉ cần quy định, đối với những mặt hàng đã được phần luồng đỏ phải không được phép sửa chữa tờ khai hải quan, phạt nặng đối với các trường hợp vi phạm. Không nên xử phạt đối với các mặt hàng quy định thông quan ở các luồng khác.

Ngoài ra, một số quy định hiện nay đang khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp rất khó thực hiện. Hoặc có những quy định mặc dù làm giảm quá trình thông quan ở luồng này nhưng lại tăng thời gian thông quan ở những luồng khác. Quy trình thông quan có khi giảm được thủ tục ở cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nhưng lại làm tăng thêm thủ tục ở cơ quan Hải quan, điều này gây phức tạp, làm phiền hà cho người nhập khẩu hàng hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiểm tra chuyên ngành - Trở ngại lớn cho doanh nghiệp
Kiểm tra chuyên ngành - Trở ngại lớn cho doanh nghiệp

VOV.VN - Thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn chiếm tới 72% thời gian thông quan hàng hóa đang làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiểm tra chuyên ngành - Trở ngại lớn cho doanh nghiệp

Kiểm tra chuyên ngành - Trở ngại lớn cho doanh nghiệp

VOV.VN - Thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn chiếm tới 72% thời gian thông quan hàng hóa đang làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ trưởng Tài chính: Phải cải tiến kiểm tra chuyên ngành để tránh ách tắc
Bộ trưởng Tài chính: Phải cải tiến kiểm tra chuyên ngành để tránh ách tắc

VOV.VN - Trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận, hiện vẫn có mặt hàng chịu nhiều kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan.

Bộ trưởng Tài chính: Phải cải tiến kiểm tra chuyên ngành để tránh ách tắc

Bộ trưởng Tài chính: Phải cải tiến kiểm tra chuyên ngành để tránh ách tắc

VOV.VN - Trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận, hiện vẫn có mặt hàng chịu nhiều kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan.

Khẩn trương cắt giảm thực chất các thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Khẩn trương cắt giảm thực chất các thủ tục kiểm tra chuyên ngành

VOV.VN -Chính phủ chỉ đạo các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương thực hiện cắt giảm thực chất các thủ tục kiểm tra chuyên ngành như đã cam kết.

Khẩn trương cắt giảm thực chất các thủ tục kiểm tra chuyên ngành

Khẩn trương cắt giảm thực chất các thủ tục kiểm tra chuyên ngành

VOV.VN -Chính phủ chỉ đạo các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương thực hiện cắt giảm thực chất các thủ tục kiểm tra chuyên ngành như đã cam kết.