Không bán hóa đơn cho tổ chức đấu giá chuyên nghiệp

VOV.VN - Đơn vị được giao xử lý tài sản có trách nhiệm mua và cung cấp hóa đơn cho người mua được tài sản đấu giá.

Bộ Tài chính mới ban hành Công văn số 14733/BTC – QLCS ngày 30/10 quy định việc bán hóa đơn đối với tài sản bị tịch thu, sung quỹ nhà nước cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 hướng dẫn về quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung công quỹ.

Theo đó, đơn vị được giao xử lý tài sản (cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) có trách nhiệm đăng ký mua hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ nhà nước tại Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính kế hoạch huyện, nơi đơn vị đóng trụ sở để cung cấp hóa đơn cho người mua được tài sản đấu giá.

Đơn vị được giao xử lý tài sản không bán hóa đơn cho tổ chức có chức năng bán đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản) được tài sản trong trường hợp đơn vị thuê tổ chức đó bán đấu giá.

Bộ Tài chính cho biết, trước đây, theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định tịch thu phải kí hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính để bán đấu giá đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định.

Công văn 14733/BTC – QLCS có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế các quy định hiện hành tại Công văn số 4893/BTC-QLCS ngày 20/4/2010 về việc quản lý, sử dung hóa đơn khi bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí
Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Sai phạm trong việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án là vẫn còn tương đối nhiều mà nguyên nhân chính là sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát.

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Sai phạm trong việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án là vẫn còn tương đối nhiều mà nguyên nhân chính là sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát.

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí
Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

(VOV) -Các đơn vị tự kiểm tra, rà soát hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, báo cáo trước ngày 1/5/2013

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

(VOV) -Các đơn vị tự kiểm tra, rà soát hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, báo cáo trước ngày 1/5/2013

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công
Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Riêng năm 2009, khoảng 20% tống số dự toán chi 160.000 tỷ đồng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quốc phòng, an ninh dành cho việc mua sắm tài sản công

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Riêng năm 2009, khoảng 20% tống số dự toán chi 160.000 tỷ đồng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quốc phòng, an ninh dành cho việc mua sắm tài sản công

Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức
Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức

Nghị định 68 của Chính phủ được coi là một bước tiến rất thực chất để kiểm soát, xử lý và đặc biệt là phòng ngừa hành vi tham nhũng.

Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức

Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức

Nghị định 68 của Chính phủ được coi là một bước tiến rất thực chất để kiểm soát, xử lý và đặc biệt là phòng ngừa hành vi tham nhũng.