Dự án đầu tư ngành bán dẫn được áp dụng ưu đãi cao nhất

VOV.VN - Việt Nam đang nghiên cứu cơ chế đặc thù với những ưu đãi hấp dẫn các tập đoàn, công ty, đặc biệt là công ty công nghệ, các ngành bán dẫn, điện tử, chip… Các ngành này hiện đang được áp dụng ưu đãi tốt nhất. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra chiều 4/5.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tới Việt Nam để khảo sát đầu tư nhưng lại sang quốc gia khác để xây dựng nhà máy, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thực tế các doanh nghiệp không chỉ đầu tư ở Việt Nam, mà ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì thế, việc họ đến Việt Nam, đầu tư vào Việt Nam, hay đầu tư vào quốc gia khác là chuyện bình thường.

Việc đầu tư của các tập đoàn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc thu hút các tập đoàn này.

Theo ông Đỗ Thành Trung, Việt Nam tập trung vào 3 yếu tố chính là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc làm sao cải thiện sự sẵn sàng của Việt Nam.

"Về thể chế, Việt Nam đã có những bước tiến tích cực, ngày càng hoàn thiện hơn chính sách pháp luật, cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hiện chúng ta đang nghiên cứu cơ chế đặc thù ưu đãi hấp dẫn các tập đoàn, công ty, đặc biệt là công ty công nghệ, các ngành bán dẫn, điện tử, chip… Các ngành này hiện đang được áp dụng ưu đãi tốt nhất. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang nghiên cứu bổ sung các ưu đãi phù hợp" - ông Trung chia sẻ.

Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam cố gắng đảm bảo tốt nhất hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ sản xuất như điện. Song song với đó là tập trung phát triển khu công nghệ cao và trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia để tạo môi trường và các thể chế vượt trội hơn nữa, tạo thuận lợi tốt nhất cho các tập đoàn đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Về nguồn nhân lực, Việt Nam đã và đang xây dựng các chương trình cụ thể. Bên cạnh những cơ quan, đơn vị có năng lực về đào tạo, nghiên cứu như các trường đại học, các công ty, tập đoàn lớn,  Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình đề án đào tạo 50.000 kỹ sư phục vụ ngành bán dẫn.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, bên cạnh những nỗ lực vừa nêu, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đánh giá cao sự quyết tâm của Chính phủ trong việc theo đuổi phát triển ngành công nghiệp điện tử, chip và bán dẫn.

Theo ông Trung: "Trong thời gian qua chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tốt. Bên cạnh những nhà đầu tư Hoa Kỳ, nhiều nhà đầu tư như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… cũng đầu tư những dự án cụ thể. Ví dụ như những dự án liên quan tới kiểm định và đóng gói của Intel và Amkor, dự án liên quan tới thiết kế của Marvell, Qualcomm, hay dự án cung cấp công cụ để thiết kế chip bán dẫn của chúng ta có các tập đoàn như Cadence, Synopsys...".

Gần đây nhất, lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA đã sang thăm Việt Nam và cam kết hợp tác về bán dẫn và theo đó, có thể kết hợp xây dựng trung tâm siêu tính toán ở Việt Nam để đào tạo nhân lực AI cho ngành bán dẫn. Ngày 3/5, Samsung đã cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lớp đào tạo thiết kế điện tử vi mạch cho hơn 250 kỹ sư đầu tiên. 

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tin tưởng, nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan từ chiến lược phát triển ngành, xây dựng đề án, song song đó là hoàn thiện thể chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực và cụ thể hóa thành những hành động cụ thể thông qua thu hút đầu tư, xây dựng nguồn nhân lực, thời gian tới kết quả sẽ rõ nét hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường nhân lực ngành bán dẫn thiếu hụt trầm trọng: Cơ hội hay thách thức?
Thị trường nhân lực ngành bán dẫn thiếu hụt trầm trọng: Cơ hội hay thách thức?

VOV.VN - Thị trường nhân lực ngành vi mạch bán dẫn thiếu hụt trở thành cơ hội có thể tận dụng. Tuy nhiên, thách thức là nhu cầu thị trường thay đổi theo chu kỳ ngắn và nhanh; Phần mềm máy móc đắt tiền, kinh phí đào tạo kỹ sư phần cứng cao.

Thị trường nhân lực ngành bán dẫn thiếu hụt trầm trọng: Cơ hội hay thách thức?

Thị trường nhân lực ngành bán dẫn thiếu hụt trầm trọng: Cơ hội hay thách thức?

VOV.VN - Thị trường nhân lực ngành vi mạch bán dẫn thiếu hụt trở thành cơ hội có thể tận dụng. Tuy nhiên, thách thức là nhu cầu thị trường thay đổi theo chu kỳ ngắn và nhanh; Phần mềm máy móc đắt tiền, kinh phí đào tạo kỹ sư phần cứng cao.

Xây dựng Bắc Giang trở thành “cứ điểm” ngành công nghiệp chất bán dẫn
Xây dựng Bắc Giang trở thành “cứ điểm” ngành công nghiệp chất bán dẫn

VOV.VN - Bắc Giang đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này cần tập trung vào việc xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao.

Xây dựng Bắc Giang trở thành “cứ điểm” ngành công nghiệp chất bán dẫn

Xây dựng Bắc Giang trở thành “cứ điểm” ngành công nghiệp chất bán dẫn

VOV.VN - Bắc Giang đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này cần tập trung vào việc xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao.

Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

VOV.VN - Chiều nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, nhằm thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, thiết lập bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

VOV.VN - Chiều nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, nhằm thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, thiết lập bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).