Dư luận Pháp và châu Âu đánh giá cao về Hiệp định TPP

VOV.VN - Sự kiện kết thúc đàm phán Hiệp định TPP đã thu hút quan tâm cũng như những đánh giá sắc bén từ dư luận Pháp và châu Âu.

Ngày 5/10 đánh dấu việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự kiện này thu hút mối quan tâm của dư luận Pháp và châu Âu.

Nhật báo Le Figaro nhận định "Hiệp định xuyên Thái Bình Dương, một cú đá hậu vào Bắc Kinh". Bị sa lầy trong tiến trình cải cách và xác định lại mô hình kinh tế, Trung Quốc đã bị Mỹ qua mặt. TPP quy tụ 12 quốc gia, chiếm 40% nền kinh tế thế giới, kiến tạo những trao đổi tương lai tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là trụ cột của chính sách "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Tờ Le Monde có bài "Thương mại: Mỹ và châu Á ký kết một hiệp định lịch sử" nhấn mạnh đến chiến lược "xoay trục" của Tổng thống Mỹ Barack  Obama. Theo tờ báo, ván bài TPP hết sức rộng lớn. Trước hết, khi hài hòa các chuẩn mực và hạ mức thuế quan, TPP nhằm đẩy mạnh thương mại giữa 12 nước. Các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ được áp dụng theo quan điểm phương Tây. Internet được mở rộng, kể cả tại Việt Nam, nơi từ trước đến nay vẫn phản đối.

 

Le Monde nhắc lại những trở ngại của TPP vì còn phải được quốc hội của mỗi nước thông qua, trước hết là Quốc hội Mỹ. (Ảnh: KT)
Với TPP, 18.000 sắc thuế do 11 đối tác đánh vào hàng xuất khẩu Mỹ trong các lĩnh vực máy công cụ, công nghệ thông tin, hóa học, nông sản sẽ được dỡ bỏ. TPP dành một chương cho việc nâng các tiêu chuẩn về quyền của người lao động tại những nước như Việt Nam, Malaysia và Brunei. TPP cũng dành hẳn một chương cho việc cấm buôn bán động vật hoang dã, khai thác quá mức môi trường.

Về mặt ngoại giao, đối với Mỹ, TPP là nội dung chính của chiến lược "xoay trục", siết chặt quan hệ thương mại với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, nhằm đối phó trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Đây là một thành công của ông Barack Obama.

Tuy nhiên Le Monde nhắc lại những trở ngại của TPP, vì còn phải được quốc hội của mỗi nước thông qua, trước hết là Quốc hội Mỹ. Đã có những tiếng nói quan ngại: Nghị sỹ Mitch McConnell, lãnh tụ phe đa số Cộng hòa tại Hạ viện tỏ ra thận trọng; còn cánh cực tả của phe Dân chủ như Bernie Sanders thì cực lực tố cáo TPP chỉ mang lợi lộc cho Wall Street và các tập đoàn lớn.

Một số đại biểu Dân chủ vẫn còn bực tức về hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ (Alena), thương lượng năm 1994 dưới thời Bill Clinton, cho rằng đã đẩy một số ngành kỹ nghệ của Mỹ chạy sang Mexico, làm mất đi 700.000 việc làm. Tập đoàn xe hơi Ford khuyến cáo Quốc hội không thông qua TPP dưới hình thức hiện nay, để bảo đảm tính cạnh tranh tương lai của công nghiệp xe hơi. Các tổ chức phi chính phủ, các nghiệp đoàn có thể cũng có các hành động phản đối trong những tuần lễ sắp tới.         

Theo Đài Quốc tế Pháp (RFI): TPP là "Hiệp định của thế kỷ 21", giúp mở cửa những thị trường lớn cho các sản phẩm nông nghiệp. Nhật Bản vốn lâu nay cứng rắn, đã có những nhượng bộ đáng kể. TPP thiết lập những cơ chế để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư ngoại quốc với các chính phủ, tránh dành ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước khi ký hợp đồng. TPP cũng đòi hỏi các nước như Việt Nam, Mexico và Malaysia cải thiện các điều kiện lao động cho công nhân.

Riêng với Việt Nam, đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu, tuy còn phải khắc phục nhiều khó khăn để đáp ứng các yêu cầu. TPP có tiềm năng giúp GDP Việt Nam tăng thêm 11% vào năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời điểm tăng 28%. Hai ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là thủy sản và dệt may sẽ được lợi rõ nét.

Tuy nhiên, việc Việt Nam phải loại bỏ thuế nhập khẩu (hiện vào khoảng 2,5%) đánh trên dược phẩm, sẽ dẫn tới một tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài. Các quy định bảo vệ bằng sáng chế rất chặt chẽ trong TPP cũng sẽ gây khó khăn cho các công ty dược phẩm Việt Nam trong việc tiếp cận với các sản phẩm mới cũng như sản xuất ra các loại thuốc mới.

Đặc biệt, vấn đề công đoàn độc lập, cũng đã vượt qua khi Việt Nam chấp nhận quy chiếu theo chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà nước này là thành viên.

Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Cecilia Malmström chúc mừng thành công của đàm phán TPP và cho rằng, việc hoàn tất đàm phán TPP sẽ tạo ra những áp lực mới cho Liên minh châu Âu (EU) trong việc hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Mỹ trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở trong vòng 15 tháng tới. Thương lượng về TTIP, bắt đầu từ năm 2013, hiện vẫn đang dậm chân tại chỗ do tâm lý nghi ngại ở một số nước, nhất là Đức và Pháp.

Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christian Lagarde cũng lên tiếng ca ngợi TPP./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước: “Không thể có một TPP khi ký xong chúng ta thành “Rồng”
Chủ tịch nước: “Không thể có một TPP khi ký xong chúng ta thành “Rồng”

VOV.VN -Chủ tịch nước nhấn mạnh, tham gia TPP, chúng ta phải thay đổi cách làm, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng nền kinh tế năng suất

Chủ tịch nước: “Không thể có một TPP khi ký xong chúng ta thành “Rồng”

Chủ tịch nước: “Không thể có một TPP khi ký xong chúng ta thành “Rồng”

VOV.VN -Chủ tịch nước nhấn mạnh, tham gia TPP, chúng ta phải thay đổi cách làm, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng nền kinh tế năng suất

Tham gia TPP: Sẽ phải xử lý dứt điểm nạn hối lộ
Tham gia TPP: Sẽ phải xử lý dứt điểm nạn hối lộ

VOV.VN - Một trong những yêu cầu đặt ra với các bên tham gia TPP đó là phải cam kết áp dụng hiệu quả các quy định và luật pháp về chống hối lộ

Tham gia TPP: Sẽ phải xử lý dứt điểm nạn hối lộ

Tham gia TPP: Sẽ phải xử lý dứt điểm nạn hối lộ

VOV.VN - Một trong những yêu cầu đặt ra với các bên tham gia TPP đó là phải cam kết áp dụng hiệu quả các quy định và luật pháp về chống hối lộ

Gia nhập TPP, doanh nghiệp cần hiệp lực khi ra biển lớn
Gia nhập TPP, doanh nghiệp cần hiệp lực khi ra biển lớn

VOV.VN - Trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì phần lớn trong số này có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng.

Gia nhập TPP, doanh nghiệp cần hiệp lực khi ra biển lớn

Gia nhập TPP, doanh nghiệp cần hiệp lực khi ra biển lớn

VOV.VN - Trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì phần lớn trong số này có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng.