Gần 40 nghìn tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam

Tuyến Bắc – Nam sẽ đạt tiêu chuẩn đường sắt đơn cấp 1, tốc độ bình quân tàu khách 80 - 90 km/giờ.

Theo Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT, tuyến đường sắt Thống Nhất từ Hà Nội – TP HCM đi qua 21 tỉnh, thành với tổng chiều dài 1.726 km có nhiều đoạn xung yếu thường bị ngập lụt, sạt lở, nhất là qua khu vực đèo; các công trình trên tuyến, ray, ghi, tà vẹt, đá balats và hệ thống thông tin liên lạc chạy tàu lạc hậu.

Việc quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ đảm bảo hoạt động GTVT đường sắt thông suốt, an toàn, chính xác và hiệu quả.

Sau nâng cấp, năng lực toàn tuyến Bắc - Nam tăng 25 đôi tàu/ngày đêm. (Ảnh: Daumaytoaxe.com)

Sau nâng cấp, tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp 1 - đường đơn (đối với các đoạn tuyến khó khăn về tiêu chuẩn bình diện, trắc dọc đạt tiêu chuẩn cấp 2); tốc độ bình quân tàu khách đạt được từ 80 - 90 km/giờ, năng lực thông qua toàn tuyến bằng 25 đôi tàu/ngày đêm; đến năm 2020 đạt 16,2 triệu lượt hành khách, 6,6 triệu tấn hàng hóa (so với giai đoạn 2009 - 2011, tăng 2,35 lần lượng khách và 2,36 lần lượng hành hóa).

Tổng vốn cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu khoảng 39.873 tỉ đồng. Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Ngọc Đông thống nhất với báo cáo của tư vấn, đồng thời yêu cầu bổ sung yếu tố đầu vào và các nghiên cứu liên quan khác, đánh giá đầy đủ phạm vi các mặt, phân loại các cung đoạn đầu tư, kết cấu hạ tầng, tính kết nối đường sắt quốc gia với các cảng biển, các KCN tập trung, khu du lịch nhằm phát huy được hiệu quả của vận tải đường sắt.

Chiều 29/7, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng làm việc với các đơn vị liên quan về quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ. Đây là đường sắt quan trọng với chiều dài tuyến 173,667 km, đi qua 6 tỉnh, thành phố: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.

Ông Đông yêu cầu tư vấn và các đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ về định hướng đầu tư, quy hoạch chi tiết về tuyến, các ga, nhu cầu vận tải, phân bổ vận tải cho khu vực, hành lang đang tiến hành nghiên cứu và tính kết nối./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều băn khoăn về Dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam
Nhiều băn khoăn về Dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam

Nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét tính khả thi và lên phương án cụ thể vì dự án có tổng vốn đầu tư rất lớn (hơn 55,8 tỉ USD), tác động tới nhiều mặt kinh tế - xã hội đất nước.

Nhiều băn khoăn về Dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam

Nhiều băn khoăn về Dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam

Nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét tính khả thi và lên phương án cụ thể vì dự án có tổng vốn đầu tư rất lớn (hơn 55,8 tỉ USD), tác động tới nhiều mặt kinh tế - xã hội đất nước.

Chưa đủ tiềm lực làm đường sắt cao tốc
Chưa đủ tiềm lực làm đường sắt cao tốc

(VOV) -Trước mắt phấn đấu làm đường sắt tốc độ cao chạy tàu từ 160-190 km/h. 

Chưa đủ tiềm lực làm đường sắt cao tốc

Chưa đủ tiềm lực làm đường sắt cao tốc

(VOV) -Trước mắt phấn đấu làm đường sắt tốc độ cao chạy tàu từ 160-190 km/h. 

Nhật Bản - Việt Nam nghiên cứu lập Dự án đường sắt cao tốc
Nhật Bản - Việt Nam nghiên cứu lập Dự án đường sắt cao tốc

Nhật Bản vừa đề xuất với Việt Nam chương trình hợp tác nghiên cứu lập dự án đường sắt cao tốc đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang.

Nhật Bản - Việt Nam nghiên cứu lập Dự án đường sắt cao tốc

Nhật Bản - Việt Nam nghiên cứu lập Dự án đường sắt cao tốc

Nhật Bản vừa đề xuất với Việt Nam chương trình hợp tác nghiên cứu lập dự án đường sắt cao tốc đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang.

Chính phủ chưa có quyết định xây dựng đường sắt cao tốc
Chính phủ chưa có quyết định xây dựng đường sắt cao tốc

Chiều 31/8, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 8. Đầu tư phát triển xã hội, chỉ số giá tiêu dùng, tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin và việc nghiên cứu Dự án đường sắt cao tốc… được các nhà báo đặc biệt quan tâm.

Chính phủ chưa có quyết định xây dựng đường sắt cao tốc

Chính phủ chưa có quyết định xây dựng đường sắt cao tốc

Chiều 31/8, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 8. Đầu tư phát triển xã hội, chỉ số giá tiêu dùng, tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin và việc nghiên cứu Dự án đường sắt cao tốc… được các nhà báo đặc biệt quan tâm.