Giá thanh long Bình Thuận chỉ còn 500 đồng/kg vẫn không người mua

VOV.VN - Theo các thương lái, giá thanh long giảm mạnh trong vòng một tuần qua là do Trung Quốc giảm tiêu thụ hàng thanh long từ Việt Nam. 

Hiện nay, cũng như tình trạng ở nhiều tỉnh có trồng thanh long khác, thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang rớt giá thảm hại, từ 12.000 đồng/kg xuống còn 500 đồng trong vòng một tuần qua. Nhiều nhà vườn bán không được phải cắt bỏ trái chín.

Thanh long giá rẻ như cho từ 500-1.000 đồng 1kg, nhưng thương lái vẫn không đến mua.

Ngày 6/10, giá thu mua thanh long tại nhiều nhà vườn ở Bình Thuận chỉ ở mức từ 500-1.000 đồng/kg. Giá quá thấp đã khiến nông dân lỗ nặng trong vụ này. Thậm chí, nhiều vườn thanh long chín đỏ cành, đến ngày thu hoạch nhưng vẫn không có người đến hỏi mua.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hòa ở xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam có 600 trụ thanh long với hơn 10 tấn trái đã đến kỳ thu hoạch. Trái chín đỏ lủng lẳng nằm trên cây đã 3 ngày rồi mà anh Hòa gọi điện cho thương lái đến mua không được.

“10 tấn trái, đầu tư hết 50 triệu rồi. Nếu không mua, bắt buộc người nông dân phải chặt bỏ thôi”, anh Hoa chia sẻ.

Như dự tính của anh Hòa, nhiều chủ vườn đành phải tự chặt bỏ số thanh long đang chín ngay tại vườn. Nông dân vừa mất một khoản thu nhập lớn vì không bán được thanh long, vừa phải nhọc công băm nhỏ trái thanh long để giữ vệ sinh trên đồng.

Người nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận điêu đứng.

“Vườn 500 trụ, 4 tấn, mà cắt bán chỉ được có 1 tấn. Còn 3 tấn, phải chi giá rẻ mà người ta mua cũng được, nhưng không ai mua. Nhà vườn chuẩn bị chạy điện nên phải chặt bỏ. Thiệt hại nhiều”, anh Nguyễn Văn Hân, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết.

Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận có 27.000ha thanh long, sản lượng hơn 500.000 tấn/năm, xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Theo các thương lái, giá thanh long giảm mạnh trong vòng một tuần qua là do bên cửa khẩu Trung Quốc giảm tiêu thụ hàng thanh long từ Việt Nam. Chưa năm nào thị trường thanh long bất ổn như lúc này. Nhà nông trồng thanh long tại Bình Thuận đang điêu đứng trước sự tuột dốc của thị trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xét xử 15 đối tượng gây rối tại Bình Thuận vào ngày mai (26/9)
Xét xử 15 đối tượng gây rối tại Bình Thuận vào ngày mai (26/9)

VOV.VN -Ông Hồ Trung Phước, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết có 15 bị can bị truy tố trong vụ án này.

Xét xử 15 đối tượng gây rối tại Bình Thuận vào ngày mai (26/9)

Xét xử 15 đối tượng gây rối tại Bình Thuận vào ngày mai (26/9)

VOV.VN -Ông Hồ Trung Phước, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết có 15 bị can bị truy tố trong vụ án này.

Bình Thuận: Người dân tự nguyện góp vốn xây dựng nhà máy nước sạch
Bình Thuận: Người dân tự nguyện góp vốn xây dựng nhà máy nước sạch

VOV.VN - Mô hình này đã góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đối với các công trình nước sạch nông thôn ở tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận: Người dân tự nguyện góp vốn xây dựng nhà máy nước sạch

Bình Thuận: Người dân tự nguyện góp vốn xây dựng nhà máy nước sạch

VOV.VN - Mô hình này đã góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đối với các công trình nước sạch nông thôn ở tỉnh Bình Thuận.

Rừng Tà Cú (Bình Thuận) lại bị triệt hạ chiếm đất trồng thanh long
Rừng Tà Cú (Bình Thuận) lại bị triệt hạ chiếm đất trồng thanh long

VOV.VN - Tình trạng phá rừng chiếm đất trồng thanh long ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận lại tiếp tục tái diễn.

Rừng Tà Cú (Bình Thuận) lại bị triệt hạ chiếm đất trồng thanh long

Rừng Tà Cú (Bình Thuận) lại bị triệt hạ chiếm đất trồng thanh long

VOV.VN - Tình trạng phá rừng chiếm đất trồng thanh long ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận lại tiếp tục tái diễn.

Ảnh: Khu rừng bị đầu độc chết khô ở Bình Thuận
Ảnh: Khu rừng bị đầu độc chết khô ở Bình Thuận

VOV.VN - Không những cưa hạ cây rừng, các đối tượng còn dùng thủ đoạn đục cây bỏ thuốc hạ độc để cây rừng chết dần, sau đó cày ủi đất rừng thành đất rẫy.

Ảnh: Khu rừng bị đầu độc chết khô ở Bình Thuận

Ảnh: Khu rừng bị đầu độc chết khô ở Bình Thuận

VOV.VN - Không những cưa hạ cây rừng, các đối tượng còn dùng thủ đoạn đục cây bỏ thuốc hạ độc để cây rừng chết dần, sau đó cày ủi đất rừng thành đất rẫy.