Giảm sản lượng khai thác thủy sản xuống còn 2,8 triệu tấn/năm

VOV.VN - Giảm số lượng tàu đánh bắt thủy sản, giảm sản lượng khai thác xuống còn 2,8 triệu tấn/năm, tăng cường nuôi trồng và chuyển đổi nghề bền vững cho ngư dân - đó là những mục tiêu quan trọng mà ngành thủy sản đặt ra từ nay đến năm 2030 nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

Hiện nay, khai thác thủy sản đang có bước chuyển mạnh mẽ từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững. Nhiều tàu cá lắp máy công suất lớn, trang thiết bị hiện đại. Trong thời gian qua, ngành thủy sản cũng đã nỗ lực thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm thủy sản từ khai thác thông qua các hoạt động: Quản lý tàu xuất cảng; ghi chép sản lượng khai thác tại thời điểm đánh bắt thông qua thiết bị nhật ký điện tử; quản lý tàu vào cảng, cập nhật sản lượng khai thác; giám sát sản lượng lên cảng, cấp biên nhận bốc dỡ, mua cá tại cảng; cấp giấy xác nhận và giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

Tuy vậy, khai thác thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt, tình trạng mất cân đối giữa cường lực khai thác và khả năng tái tạo của nguồn lợi gây ra nhiều hệ lụy. Trên thực tế, sau thời gian phát triển nóng số lượng tàu thuyền, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, hiệu quả chuyến biển giảm sút, thu nhập giảm.

Nhằm khắc phục các khó khăn, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Cục Thủy sản đã đưa ra nhiều giải pháp cả trước mắt và dài hạn. Quan điểm phát triển ngành thủy sản vì sự thịnh vượng của ngư dân phải giải quyết đồng bộ 3 vấn đề: ngư dân - ngư nghiệp và ngư trường. Một trong những mục tiêu quan trọng ngành thủy sản đặt ra là cắt giảm lượng tàu cá hiện nay về mức hợp lý và cấu trúc lại để phát triển bền vững hơn. Theo đó, ngành đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ còn khoảng 83.000 tàu cá, sản lượng khai thác giảm từ 3,86 triệu tấn (năm 2022) xuống còn 2,8 triệu tấn/năm.

Ông Nguyễn Văn Trung, Trưởng phòng Quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá (Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, thực hiện quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, số lượng tàu cá thời gian qua đã giảm. Tổng số tàu cá trên cả nước hiện nay là 86.820 tàu (giảm 9.789 chiếc so với năm 2019). Trong đó, có 30.091 tàu cá có chiều dài từ 15m (giảm 1.206 chiếc so với năm 2019). Mặc dù vậy, cường lực khai thác trên mỗi tàu vẫn tăng nên để đạt được mục tiêu như đã đề ra, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương.

“Khai thác thủy sản mặc dù đã cấp giảm số lượng tàu theo lộ trình tuy nhiên cường lực khai thác thủy sản vẫn ở mức cao, như vậy là sản lượng vẫn cao. Đây là vấn đề tồn tại đối với ngành khai thác thủy sản”, ông Nguyễn Văn Trung nói.

Thực hiện mục tiêu cân bằng lại năng lực khai thác đánh bắt thủy hải sản và khả năng tái tạo của nguồn lợi, ngày 10/3/2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025: Không cấp giấy phép khai thác thủy hải sản cho tàu cải hoán, đóng mới khi không có văn bản chấp thuận. Không cấp giấy phép khai thác thủy hải sản cho tàu vi phạm ở vùng biển này chuyển sang vùng biển khác. Đồng thời, chuyển đổi nghề cá trong đầm phá, ven bờ, ven đảo sang nghề cá giải trí gắn với hoạt động du lịch ẩm thực và được tập huấn, chỉ dẫn, đào tạo về nghề.

Để đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài cho ngành khai thác thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, việc giảm số lượng tàu cá cần có lộ trình, giảm số lượng tàu cá nhưng sẽ chú trọng chất lượng đội ngũ ngư dân. Ngành Thủy sản cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cơ cấu lại đội tàu, cơ cấu nghề, tăng nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế thay thế để nâng cao đời sống ngư dân.

“Muốn giảm tàu cá phải có phương án chuyển đổi nghề. Phải tập trung vào vấn đề này để làm bệ đỡ cho người dân. Bên cạnh đó, hiện nay, hạ tầng phục vụ phát triển nghề cá chưa đáp ứng, xuống cấp. Chính vì vậy, giai đoạn phát triển mới để đưa nghề cá phát triển hiện đại, bền vững thì phát triển hạ tầng cảng cá là nhiệm vụ cốt lõi”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ.

Cùng với giảm tàu cá, số lao động trực tiếp tham gia khai thác thủy sản dự kiến sẽ giảm từ 730.000 hiện nay xuống 600.000 người năm 2030. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất cấm dùng các loại ngư cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, mức độ gây hại cao đến nguồn giống chưa trưởng thành. Các loại ngư cụ tính chọn lọc thấp và cản đường di cư sinh sản của thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, cũng sẽ bị cấm. Chủ trương này nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

VOV.VN - Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đang cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, các địa phương và người dân.

Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

VOV.VN - Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đang cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, các địa phương và người dân.

Quy hoạch hệ thống cảng cá để khai thác thủy sản hiệu quả
Quy hoạch hệ thống cảng cá để khai thác thủy sản hiệu quả

VOV.VN - Ngày 23/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch hệ thống cảng cá để khai thác thủy sản hiệu quả

Quy hoạch hệ thống cảng cá để khai thác thủy sản hiệu quả

VOV.VN - Ngày 23/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quảng Ninh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản tận diệt
Quảng Ninh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản tận diệt

VOV.VN - Từ đầu năm tới nay, tỉnh Quảng Ninh phát hiện và xử lý hơn 660 trường hợp vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 5,6 tỷ đồng. Đây là biện pháp quyết liệt Quảng Ninh triển khai nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Quảng Ninh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản tận diệt

Quảng Ninh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản tận diệt

VOV.VN - Từ đầu năm tới nay, tỉnh Quảng Ninh phát hiện và xử lý hơn 660 trường hợp vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 5,6 tỷ đồng. Đây là biện pháp quyết liệt Quảng Ninh triển khai nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.