GRDP của Đà Nẵng tăng 3% trong 9 tháng năm 2023

VOV.VN - Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tháng 9, Quý 3 và 9 tháng năm 2023. Theo đó, ngoại trừ lĩnh vực du lịch tăng trưởng ổn định, một số ngành kinh tế của thành phố như công nghiệp, xây dựng có xu hướng giảm so cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) quý 3 năm 2023 ước tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng năm 2023, GRDP của Đà Nẵng tăng gần 3% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 4,44%, đóng góp 0,37 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP chung. Ngược lại khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 2,02%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm của mức tăng GRDP chung. Các khu vực lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng không đáng kể.

Cục Thống kê Đà Nẵng cũng cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến ngày 20/9 gần 14.400 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ 2022. Trong đó các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhưng có mức giảm khá sâu so với cùng kỳ như: thu về nhà đất; thu từ công, thương nghiệp ngoài quốc doanh. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hoá sụt giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu cân đối xuất, nhập khẩu trên địa bàn. 

Thời gian tới, thành phố Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, công bố các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, triển khai có hiệu quả Đề án Đẩy mạnh thu hút đầu tư và thành phố Đà Nẵng; Tập trung phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn, tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về đất đai.

Bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cho biết: “Nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Hạ tầng dùng chung cảng Liên Chiểu cũng như hoàn thiện việc kêu gọi đầu tư hạ tầng bến cảng. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng các cụm công nghiệp, Khu Công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh; giải quyết vướng mắc đối với Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1, 2 và Khu Công viên phần mềm số 2. Ngoài ra, chủ động bám sát làm việc với Trung ương để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà hiện nay thành phố đang kiến nghị”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)
Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)

VOV.VN - Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Đà Nẵng tăng hơn 14,05% so với năm 2021, đứng thứ 3 cả nước, trong khi thu ngân sách nhà nước hơn 23.600 tỷ đồng, đạt hơn 120% dự toán.

Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)

Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)

VOV.VN - Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Đà Nẵng tăng hơn 14,05% so với năm 2021, đứng thứ 3 cả nước, trong khi thu ngân sách nhà nước hơn 23.600 tỷ đồng, đạt hơn 120% dự toán.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%

VOV.VN - Năm 2022, thành phố Đà Nẵng xây dựng 3 kịch bản trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, kịch bản thấp nhất là tăng từ 4% - 5%; kịch bản thứ hai là tăng từ 6 - 7%; kịch bản thứ 3 là trên 7%.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%

VOV.VN - Năm 2022, thành phố Đà Nẵng xây dựng 3 kịch bản trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, kịch bản thấp nhất là tăng từ 4% - 5%; kịch bản thứ hai là tăng từ 6 - 7%; kịch bản thứ 3 là trên 7%.

Trưởng Ban Kinh tế TƯ: Việc quản lý đất đai tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, khó khăn
Trưởng Ban Kinh tế TƯ: Việc quản lý đất đai tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, khó khăn

VOV.VN - Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, việc quản lý đất đai tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị quyết 19.

Trưởng Ban Kinh tế TƯ: Việc quản lý đất đai tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, khó khăn

Trưởng Ban Kinh tế TƯ: Việc quản lý đất đai tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, khó khăn

VOV.VN - Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, việc quản lý đất đai tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị quyết 19.