Hiệu quả từ trồng dưa hấu tránh hạn mặn đạt hiệu quả kinh tế cao

VOV.VN - Bà con Khmer ở Sóc Trăng đã thực hiện thành công mô hình trồng dưa hấu tránh được hạn mặn, cho hiệu quả kinh tế cao trên đất lúa. 

Thời gian qua, nhiều hộ dân Khmer tại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã mạnh dạn chuyển từ đất ruộng không sản xuất vụ Xuân Hè sang trồng dưa hấu dưới chân ruộng. Sau 2 tháng trồng và  chăm sóc, hiện bà con đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bước đầu cho thắng lợi cả về năng suất lẫn giá cả.

Nhiều hộ dân Khmer thu lợi nhuận cao từ mô hình
trồng dưa hấu trên đất lúa.
Vừa thu hoạch xong dưa hấu trên diện tích 2600m2 đất ruộng được thuê lại của nông dân địa phương  không sản xuất lúa vụ 3 (Xuân Hè), chị Đào Thị Mỹ Hồng ở ấp Bưng Cốc, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú thu về hơn 7 tấn dưa  hấu loại tốt. Với việc thương lái thu mua mức giá 4.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị Hồng còn lãi hơn 15 triệu đồng. Đây là mức lãi cao nhất từ khi gia đình bắt đầu mướn đất trồng dưa hấu trên đất ruộng. 

“Năm nay dưa có giá gần gấp đôi năm trước, năng suất dưa đạt cao tới 3,5 tấn mỗi công nên sau khi trừ chi phí tiền lời gia đình cũng được trên mười mấy triệu”, chị Hồng phấn khởi nói.

Cũng là một hộ nghèo, không đất sản xuất, gia đình chị Tăng Thị Dal cũng quyết định thuê đất của người quen 2.600 m2 để trồng dưa hấu kiếm thêm thu nhập trong mùa khô, lúc nông nhàn. Chi Dal cho biết, thấy bà con trồng dưa hiệu quả nên năm nay chị cũng đầu tư trồng theo. Hiện dưa của gia đình cũng sắp đến ngày thu hoạch, thương lái đặt cọc với giá 4.200 đồng/kg nên chị cũng hy vọng sẽ thu về lợi nhuận khá.

“Năm nay dưa bán trúng giá lại trúng mùa nên năm sau chắc gia đình sẽ mướn đất trồng tiếp”, chị Dal chia sẻ.

Theo thống kê của UBND xã Phú Mỹ, vụ này có hơn 150 ha đất ruộng không sản xuất lúa Xuân Hè được bà con Khmer đầu tư  trồng dưa hấu. Đến nay bà con đã bước vào thu hoạch. Theo đánh giá đối với các diện tích mới thu hoạch thì năng suất đạt từ 3,5 – 4,5 tấn/công (1.300m2). Hiện thương lái vào tận ruộng thu mua với giá dao động từ 4.200 – 4.500 đồng/kg đối với dưa loại tốt. Với mức giá này, bà con thu  lợi nhuận khá cao, trên dưới 10 triệu đồng mỗi công, riêng một số hộ trồng đạt năng suất lên đến 4,5 tấn/công thì lợi nhuận có thể thu về gần 15 triệu đồng.

Ông Dương Tấn Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ thông tin thêm, mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng vụ Xuân Hè được hình thành tại địa phương từ nhiều năm nay, trong đó người trồng dưa hấu phần lớn là bà con nghèo, không đất sản xuất nên phải mướn đất từ các hộ không sản xuất lúa mùa khô để đầu tư trồng từ 2 – 3 công với hy vọng kiếm thêm thu nhập vào mùa khô, những lúc nông nhàn. Điều đáng mừng là những năm qua, mô hình này luôn cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định, nên rất được người dân hưởng ứng. Đặc biệt năm nay bà con xem như trúng lớn.

Chính quyền địa phương cũng như bà con trồng dưa khẳng định, đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao với lợi nhuận ổn định. Ngoài ra, đây là mô hình dễ sản xuất, vốn đầu tư mô hình cũng ít so với cách trồng truyền thống. Bên cạnh đó, thời gian sinh trưởng của dưa hấu ngắn nên rất thích hợp cho sản xuất mùa khô, dễ dàng trong chủ động nguồn nước tưới tiêu. 

Ông Dương Tấn Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ  cho biết, xã sẽ tiếp tục vận động bà con luân canh 2 vụ lúa, 1 vụ màu để đảm bảo tính ổn định, bền vững trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, trong đó có cây dưa hấu. 

“Theo kế hoạch của địa phương sẽ khuyến khích vận động người dân làm 2 vụ lúa, 1 vụ màu là chính. Xã Phú Mỹ là vùng đất cao nên làm lúa vụ 3 không năng suất, do đó sẽ vận động người dân đưa cây màu xuống chân ruộng trong vụ 3 này, vừa hạn chế sử dụng nước ngọt trong tình hình khô mặn vừa tăng hiệu quả kinh tế”, ông Hùng cho biết.

Với hiệu quả kinh tế được khẳng định nhiều năm qua, mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng tại vùng đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng đã phát triển, nhân rộng đến nhiều địa phương như huyện Thạnh Trị, Châu Thành.

Có thể nói, mô hình đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân trong những lúc nông nhàn vừa tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, đặc biệt là giúp nông dân giảm bớt được áp lực bởi tình trạng thiếu nước tưới do hạn mặn xâm nhập như hiện nay.

Với bà con Khmer xã Phú Mỹ, mùa dưa hấu năm nay không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Điều này sẽ góp phần giúp  bà con hướng đến một tết Chol Chnam Thmay sắp tới trong sự đầy đủ, vui tươi, phấn khởi..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại ở Tây Giang
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại ở Tây Giang

VOV.VN - Kinh tế trang trại không chỉ giúp một số hộ dân vùng cao thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên chính quê hương.

Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại ở Tây Giang

Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại ở Tây Giang

VOV.VN - Kinh tế trang trại không chỉ giúp một số hộ dân vùng cao thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên chính quê hương.

Khoảng 45% hợp tác xã chưa chuyển đổi sang mô hình kiểu mới
Khoảng 45% hợp tác xã chưa chuyển đổi sang mô hình kiểu mới

VOV.VN -Cả nước vẫn còn khoảng 45% hợp tác xã chưa chuyển đổi sang mô hình kiểu mới, là một trong những thách thức khi hội nhập kinh tế.

Khoảng 45% hợp tác xã chưa chuyển đổi sang mô hình kiểu mới

Khoảng 45% hợp tác xã chưa chuyển đổi sang mô hình kiểu mới

VOV.VN -Cả nước vẫn còn khoảng 45% hợp tác xã chưa chuyển đổi sang mô hình kiểu mới, là một trong những thách thức khi hội nhập kinh tế.

Chủ tịch nước thăm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng
Chủ tịch nước thăm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

VOV.VN -Chủ tịch nước đã thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu tại huyện nông thôn mới Đơn Dương và TP Đà Lạt.

Chủ tịch nước thăm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

Chủ tịch nước thăm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

VOV.VN -Chủ tịch nước đã thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu tại huyện nông thôn mới Đơn Dương và TP Đà Lạt.