Hơn 2.370 tỷ đồng cho vay liên kết sản xuất nông nghiệp đợt 2

VOV.VN - Các ngân hàng tham gia chương trình gồm Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MHB và BacABank.

Các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thuộc địa bàn 5 tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Nam Định, Nghệ An) mới ký kết hợp đồng tín dụng tham gia đợt 2 Chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao, phục vụ xuất khẩu nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP.

Đối tượng vay vốn của Chương trình cho vay thí điểm là các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; các doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các hộ nông dân, hợp tác xã đại diện cho nông dân thực hiện ký kết hợp đồng liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp được NHNN, Bộ NN&PTNT phê duyệt gắn với các dự án liên kết cụ thể.

Các ngân hàng tham gia ký hợp đồng tín dụng trong Chương trình cho vay thí điểm lần này gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL, Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Tổng nhu cầu vốn vay dự kiến của các dự án đối với các khách hàng tại các tỉnh trên là 2.370,496 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng là 80 tỷ đồng, tỉnh Nam Định là 75 tỷ đồng, thành phố Cần Thơ là 284 tỷ đồng, tỉnh Đồng Tháp là 1.047 tỷ đồng và tỉnh Nghệ An là 524,496 tỷ đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

VOV.VN -Việc liên kết mạnh các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL nhằm tạo thành khu vực phát triển năng động.

Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

VOV.VN -Việc liên kết mạnh các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL nhằm tạo thành khu vực phát triển năng động.

Liên kết theo chuỗi: Hướng mới cho ngành cá ngừ?
Liên kết theo chuỗi: Hướng mới cho ngành cá ngừ?

Sản xuất manh mún, rời rạc, thiếu tính liên kết, công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu,... đã và đang là những điểm yếu lớn của ngành cá ngừ Việt Nam cũng như của toàn ngành thủy sản.

Liên kết theo chuỗi: Hướng mới cho ngành cá ngừ?

Liên kết theo chuỗi: Hướng mới cho ngành cá ngừ?

Sản xuất manh mún, rời rạc, thiếu tính liên kết, công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu,... đã và đang là những điểm yếu lớn của ngành cá ngừ Việt Nam cũng như của toàn ngành thủy sản.

4 doanh nghiệp đầu tiên vay theo mô hình chuỗi liên kết
4 doanh nghiệp đầu tiên vay theo mô hình chuỗi liên kết

Đây là các DN có các dự án đầu tư sản xuất theo chuỗi liên kết, hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang.

4 doanh nghiệp đầu tiên vay theo mô hình chuỗi liên kết

4 doanh nghiệp đầu tiên vay theo mô hình chuỗi liên kết

Đây là các DN có các dự án đầu tư sản xuất theo chuỗi liên kết, hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang.