Kiểm tra chuyên ngành vẫn "hành" doanh nghiệp

VOV.VN-Hiện nay thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Sáng 21/8, tại Trụ sở Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn, đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của các Bộ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (đứng) phát biểu tại buổi làm việc.

Các bộ được kiểm tra lần này là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Thực hiện theo quyết định 2026 và Nghị quyết 19 của Chính phủ, các Bộ thực cần hiện nghiêm túc về công tác kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, trên thực tế các Bộ mới chỉ thực hiện rà soát nhiệm vụ văn bản theo quyết định 2026 và hiện còn 5.917 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các Bộ tại cửa khẩu, cần rà soát.

Việc kiểm tra chuyên ngành ở các Bộ, tại các cửa khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đang là vấn đề Thủ tướng rất quan tâm. Thủ tướng yêu cầu cắt giảm chi phí chính thức và không chính thức của các doanh nghiệp. Theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ, tỷ lệ các lô hàng nhập nhẩu phải kiểm tra chuyên ngành phải rút xuống 15%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang ở mức 30-35%. Đây là việc cần quyết tâm thực hiện nhằm cắt bỏ rào cản, giấy phép, thủ tục mà kiểm tra chuyên ngành thấy không cần kiểm tra.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị: khi thực hiện Quyết định 2026 đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các Bộ cần rà soát bổ sung, thay thế 87 văn bản liên quan đến pháp luật về kiểm tra chuyên ngành. Đối với 11 nhiệm vụ đã giao cho các Bộ theo Nghị quyết 19, đề nghị xem xét lại những nhiệm vụ không hoàn thành, đồng thời rà soát toàn bộ thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý, Bộ Tài chính cần đẩy mạnh đổi mới trong cơ quan thuế, cơ quan hải quan của các cửa khẩu, ứng dụng công nghệ tiến bộ, công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hàng hóa xuất nhập khẩu. Bởi hiện nay thủ tục còn chồng chéo, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp khi tỷ lệ hàng hòa thực hiện kiểm tra 2 đến 3 lần đang chiếm 54,4% trên tổng số các mặt hàng.

"Chiếm tỷ lệ 54,4 % trên tổng số các mặt hàng phải kiểm tra là cực lớn. Như vậy chúng ta có thể cải cách thủ tục hành chính từ những bước kiểm tra chuyên ngành của các bộ. Thời gian thông quan chiếm khoảng 50% thời gian hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu. Hải quan kiểm tra rồi nhưng không thông quan được, do 1,2 tháng sau bộ chuyên ngành mới tiến hành kiểm tra, khi kiểm tra thì hôm nay yêu cầu 1 thủ tục, mai yêu cầu 1 thủ tục cho nên có những lô hàng nằm tại cửa khẩu 3-4 tháng là bình thường. Trong khi đó chúng ta quy định có hàng 15- 30 ngày, gần đến nơi yêu cầu bổ sung thủ tục nên không bao giờ quá hạn"- Bộ trưởng lưu ý.

Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ nêu rõ, hiện nay nhiều Bộ vẫn còn độc quyền trong đánh giá sự phù hợp. Nhiều hàng hóa nhập khẩu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới nhưng vẫn kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra theo cách thủ công, cần xem xét lại. Bên cạnh đó, còn có tình trạng Bộ chỉ giao 1 cơ quan trên cả nước thực hiện giám định, khiến chi phí cho doanh nghiệp đội lên rất lớn, đặc biệt là tình trạng “vận chuyển hàng từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc chỉ để kiểm tra, giám định”.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, trong việc kiểm tra thì áp dụng hình thức thủ công vẫn là chính, kết nối công nghệ thông tin giữa các cơ quan còn hạn chế, chưa áp dụng quản lý rủi ro. Do đó, kiểm tra rất nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm rất thấp, chỉ chiếm 0,1%. Sau buổi làm việc hôm nay, sẽ rà soát từng Bộ, đi vào từng thủ tục, không dừng lại chung chung, yêu cầu giải trình cụ thể từng thủ tục hành chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuỗi giá trị - “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chuỗi giá trị - “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Hiện nay nhiều ngân hàng thương mại đã chuyển chiến lược sang cho vay theo chuỗi liên kết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Chuỗi giá trị - “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuỗi giá trị - “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Hiện nay nhiều ngân hàng thương mại đã chuyển chiến lược sang cho vay theo chuỗi liên kết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quà quý cho doanh nghiệp?
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quà quý cho doanh nghiệp?

VOV.VN - Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận diện nhu cầu cấp thiết từ doanh nghiệp để có tác động làm thay đổi cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quà quý cho doanh nghiệp?

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quà quý cho doanh nghiệp?

VOV.VN - Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận diện nhu cầu cấp thiết từ doanh nghiệp để có tác động làm thay đổi cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường

VOV.VN - Công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, chi phí đồng thời giảm phát thải ra môi trường.

Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường

VOV.VN - Công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, chi phí đồng thời giảm phát thải ra môi trường.

Tiếp thị trực tuyến: Doanh nghiệp đã thực sự hiểu người tiêu dùng?
Tiếp thị trực tuyến: Doanh nghiệp đã thực sự hiểu người tiêu dùng?

VOV.VN - Quảng cáo tiếp thị trực tuyến phát triển nhanh nhưng cần tính đến quy chuẩn chung để đưa doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.

Tiếp thị trực tuyến: Doanh nghiệp đã thực sự hiểu người tiêu dùng?

Tiếp thị trực tuyến: Doanh nghiệp đã thực sự hiểu người tiêu dùng?

VOV.VN - Quảng cáo tiếp thị trực tuyến phát triển nhanh nhưng cần tính đến quy chuẩn chung để đưa doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.

Hình thành chuỗi tiêu thụ nông sản từ kết nối doanh nghiệp
Hình thành chuỗi tiêu thụ nông sản từ kết nối doanh nghiệp

VOV.VN - Việc kết nối các nhà sản xuất với hệ thống phân phối và người tiêu dùng sẽ tháo đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản sạch, thực phẩm an toàn.

Hình thành chuỗi tiêu thụ nông sản từ kết nối doanh nghiệp

Hình thành chuỗi tiêu thụ nông sản từ kết nối doanh nghiệp

VOV.VN - Việc kết nối các nhà sản xuất với hệ thống phân phối và người tiêu dùng sẽ tháo đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản sạch, thực phẩm an toàn.